Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Mộc Nhi - 10:10, 19/11/2023

Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.

Cà phê hiện là cây trồng chủ lực ở tỉnh Sơn La, giúp người dân có thu nhập ổn định, xoá đói giảm nghèo
Cà phê hiện là cây trồng chủ lực ở tỉnh Sơn La, giúp người dân có thu nhập ổn định, xoá đói giảm nghèo

Đổi thay ở một vùng quê

Với mong muốn cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sốp Cộp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu, hoặc trồng xen vào diện tích cây ăn quả chưa cho thu hoạch.

Hiện nay, huyện Sốp Cộp có trên 60 ha cây quế, 16 ha cây sa nhân, 20 ha gừng, 4 ha hà thủ ô, cát sâm, khôi nhung, đẳng sâm. Trong đó, 40 ha gừng, sa nhân, hà thủ ô đã cho thu hoạch. Tại các xã vùng thấp, như Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang tập trung trồng cây đẳng sâm, khôi nhung, cát sâm, hà thủ ô; các xã vùng cao hoặc các xã có khí hậu mát mẻ, như Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Lạn trồng sa nhân, quế, gừng...

Các mô hình trồng dược liệu điển hình như: Trồng thảo quả dưới tán rừng tại huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, năng suất 3-5 tấn quả tươi/ha, thu nhập khoảng 60-100 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây sachi tại HTX nông nghiệp Thành Cường, huyện Mai Sơn, thu nhập 25-35 triệu/tấn hạt; mô hình trồng sả tại huyện Mường La, năng suất trung bình đạt 3,5 tấn/ha, doanh thu đạt 35 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Mai Sơn...

Mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Sốp Cộp.
Mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Sốp Cộp.

Là một trong những HTX tiên phong trồng cây dược liệu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động địa phương. Hiện nay, HTX Long Hiếu đang trồng các loại cây sa nhân đỏ, khôi nhung, cát sâm, gừng và đang ươm 400 nghìn cây giống phục vụ trồng 20 ha đẳng sâm từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, đã cung ứng hơn 100 nghìn cây giống cho trên 50 hộ ở các xã giáp trung tâm huyện.

Anh Lại Đình Hiến, Giám đốc HTX Long Hiếu, cho biết: Năm 2020, HTX trồng 1 ha cây hà thủ ô tại bản Nà Lốc, xã Sốp Cộp. 2 năm sau cho thu hoạch, sản lượng đạt 6 tấn củ tươi, thu trên 350 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, HTX đã đầu tư cho 11 thành viên trồng gần 30 ha cây dược liệu, gồm các loại cây sa nhân tím, khôi nhung, cây cát sâm, gừng tại xã Nậm Lạnh, Mường Lèo. Trong đó, 20 ha gừng trồng tại xã Mường Lèo đã cho thu hoạch; còn các loại cây khác đang phát triển tốt.

Bên cạnh việc đẩy mạnh cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Sốp Cộp còn đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh. Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Sơn La đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao
Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Sơn La đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao

Đến nay, huyện Sốp Cộp đã trồng hơn 45 ha dứa nguyên liệu tại các xã Sốp Cộp, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Nậm Lạnh; hơn 70ha mắc ca tại xã Mường Và, Mường Lèo… Hơn 2.100ha cây ăn quả với các cây trồng chủ lực là cam, xoài, bưởi, dứa, mận, nhãn… Trong năm 2022, đã trồng mới hơn 1.200 ha rừng tại các xã Mường Và, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Sam Kha, Mường Lèo; 26.400 cây phân tán các loại trên toàn huyện.

Phát huy những kết quả đạt được, đồng bào DTTS ở huyện Sốp Cộp tiếp tục đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, chung sức xây dựng bản ngày càng giàu đẹp. Được biết tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) của huyện đã giảm từ 4-5%/năm, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 25%.

Lồng ghép các chương trình mang lại hiệu quả cao

Thực hiện Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Giai đoạn 2020-2030, tỉnh phấn đấu khai thác 90.400 ha cây thuốc dưới tán rừng; bảo tồn 86.292 ha rừng đặc dụng có cây thuốc dưới tán rừng, định hướng đến năm 2030 đạt 50.000 ha.

Nhân dân bản Nà Khoang, xã Mường Và trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi.
Nhân dân bản Nà Khoang, xã Mường Và trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi.

Theo kế hoạch việc chuyển đổi trên tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh Sơn La năm 2023 là 869,36 ha, trong đó: Chuyển đổi sang trồng cây hàng năm 368,17 ha; Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 495,39 ha; Chuyển đổi sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 5,8 ha, trong đó: Chuyển đổi trên đất lúa nương là 727,5 ha trong đó: Diện tích chuyển sang cây hàng năm là 262,1 ha, chuyển sang cây lâu năm là 465,4 ha. Chuyển đổi từ đất lúa ruộng 01 vụ là 106,82 ha trong đó: Chuyển sang cây hàng năm là 72,92 ha, chuyển sang cây lâu năm là 29,19 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 4,71 ha. Chuyển đổi từ đất lúa ruộng 02 vụ là 35,04 ha, trong đó: Chuyển sang cây hàng năm là 33,15 ha, chuyển sang cây lâu năm là 0,8 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 1,09 ha.

Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.

Đồng thời xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với đó, tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm; đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý chuỗi và phát triển thị trường; đầu tư cơ sở chế biến nông sản. Ngoài ra, lồng ghép hỗ trợ phát triển cây dược liệu theo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...

Khu nhà xưởng và khu trồng thử nghiệm cây dược liệu của HTX Long Hiếu
Khu nhà xưởng và khu trồng thử nghiệm cây dược liệu của HTX Long Hiếu

Ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La cho biết, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của địa phương đã có sự chuyển dịch quan trọng, từ thuần nông, quảng canh, tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp và khai thác tốt các tiềm năng của địa phương. Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện hiệu quả một số chủ trưởng lớn như trồng cây ăn quả trên đất dốc để thay thế cây lương thực ngắn ngày kém hiệu quả; hình thành các vùng cây ăn quả, vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Có thể thấy, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây hàng năm đã cho hiệu quả một cách rõ rệt. Trong thời gian tới, mong rằng những cách làm hay sẽ tiếp tục được nhân rộng để đời sống của đồng bào DTTS Bắc Kạn được cải thiện, từng bước vươn lên thoát nghèo.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 2 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 3 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.