Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chi Lăng (Lạng Sơn): "Trao cần câu" để đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Văn Hoa - 04:20, 12/08/2023

Thời gian qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó chú trọng đến những đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đặc biệt, các lớp dạy nghề đều theo nhu cầu thực tế của người dân địa phương, nên đã phát huy hiệu quả sau đào tạo nghề, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Đồng chí Trần Thanh Nhàn (thứ 2 từ trái sang), Bí thư Huyện ủy Chi Lăng kiểm tra việc tiêu thu na trên địa bàn.
Bà Trần Thanh Nhàn (thứ 2 từ trái sang), Bí thư Huyện ủy Chi Lăng kiểm tra việc tiêu thụ na trên địa bàn.

Quan tâm đào tạo nghề cho hộ nghèo

Theo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2010-2020 của huyện Chi Lăng, huyện đã tổ chức được 107 lớp dạy các nghề về sửa chữa máy nông nghiệp, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo nhu cầu học nghề của nông dân các địa phương.

Trong gần 4.000 lao động đăng kí học nghề, có hơn 600 lao động thuộc hộ nghèo và 480 học viên thuộc hộ cận nghèo. Sau khi được học nghề, nhiều học viên đã áp dụng rất tốt kiến thức, kĩ năng vào thực tế trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất...để vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Chi Lăng xấp xỉ 3% mỗi năm.

Điển hình như trường hợp anh Mai Thành Tâm, thôn Thạch Lương, xã Y Tịch. Trước đây gia đình anh thuộc hộ nghèo. Sau khi được xã tổ chức lớp học nghề trồng và chăm sóc cây na, gia đình anh Tâm đã tích cực trồng và áp dụng kĩ thuật đúng quy trình. Hiện, gia đình trồng được gần 800 cây na, cho thu nhập ổn định nên thoát nghèo.

Thông qua việc đào tạo nghề đã giúp bà con huyện Chi Lăng, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nghề ổn định, nâng cao thu nhập, cia thiện đời sống
Thông qua việc đào tạo nghề đã giúp người dân huyện Chi Lăng, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nghề ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống

Ông Vi Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua được huyện rất quan tâm, chỉ đạo các địa phương triển khai bài bản. Do đó, đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, đã có gần 4000 lao động nông thôn được đào tạo nghề. Trong số đó, huyện rất quan tâm đến người lao động là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đến thời điểm hiện nay, tỉ lệ các hộ nghèo, cận nghèo được đào tạo chiếm gần 40% trên tổng số lao động đã được đào tạo.

Trao "cần câu"

 Có mặt tại UBND xã Vân An đúng dịp Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Chi Lăng tổ chức khai giảng lớp dạy nghề chăn nuôi gia cầm cho 35 lao động thuộc đối tượng Chương trình MTQG 1719. 

Được biết, việc học nghề nuôi gia cầm xuất phát từ nguyện vọng của các học viên. Theo đó, các học viên được tham gia 38 buổi học về cả lý thuyết và thực hành chăn nuôi gia cầm theo phương thức cầm tay chỉ việc.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện đã khai giảng được 6 lớp dạy nghề cho hơn 200 lao động nông thôn, trong đó có 3 lớp dạy nghề trồng na ở các xã Vạn Linh, Hòa Bình và Thượng Cường; 1 lớp chăn nuôi Trâu bò ở xã Bằng Hữu; 1 lớp chăn nuôi lợn ở xã Chiến Thắng và 1 lớp chăn nuôi gia cầm ở xã Vân An. Trong đó có 96 học viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Chị Hoàng Thị Thanh, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Chi Lăng hướng dẫn pha chế thuốc thú y cho học viên. (Ảnh TL)
Chị Hoàng Thị Thanh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Chi Lăng hướng dẫn pha chế thuốc thú y cho học viên. (Ảnh TL)

Ông Mai Xuân Thảo, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Chi Lăng cho biết, để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn các xã, thị trấn triển khai khảo sát nhu cầu đào tạo nghề ở từng địa phương, để từ đó xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với từng đối tượng theo từng mã ngành nghề khác nhau, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Trong quá trình đào tạo nghề, chúng tôi cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng giáo trình, bài giảng để học viên dễ hiểu, dễ áp dụng vào thực tế sản xuất, phát triển kinh tế.

Song song với việc đào tạo nghề, UBND huyện Chi Lăng còn quan tâm hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề cho các hộ nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. Theo đó, năm 2022, huyện đã thực hiện hỗ trợ cho 47 hộ mua sắm nông cụ, máy móc, tổng số tiền 470 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2023, huyện Chi Lăng đã hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc cho 75 hộ, với số tiền 750 triệu đồng.

Hiện nay, huyện Chi Lăng vẫn còn tới 1.643 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều mới), gần 1.400 hộ cận nghèo và hơn 700 hộ mới thoát nghèo. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có ý nghĩa đặc biệt, giúp các hộ có thêm cơ hội về kiến thức, việc làm, tự lực vươn lên, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 phút trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 7 phút trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 10 phút trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 12 phút trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 14 phút trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 17 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 19 phút trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 26 phút trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 30 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 32 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).