Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây thông Mã vĩ “đuổi” cái nghèo ở huyện Lộc Bình

Nhật Minh - 11:36, 21/12/2023

Trong những năm qua, nghề khai thác nhựa, chăm sóc, bảo vệ rừng thông đã trở thành một mô hình kinh tế mang tính đặc thù, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phủ xanh đất trống đồi trọc. Từ một huyện nghèo khó, sản xuất manh mún, Lộc Bình giờ đây đã từng bước chuyển mình vươn lên.

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thông
Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thông

Lộc Bình là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn với 6 dân tộc chủ yếu cùng chung sống bao gồm: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa. Trong đó dân tộc Tày chiếm hơn 57,46% dân số toàn huyện.

Huyện Lộc Bình nằm trong khu vực có địa hình đồi núi cao, khí hậu lạnh nên rất phù hợp với giống cây thông Mã vĩ. Với hơn 80.000ha diện tích đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng của Lộc Bình đạt 64%, trong đó, có tới 51% diện tích đất có rừng là cây thông mã vĩ.

Trong những năm qua, nghề khai thác nhựa, chăm sóc, bảo vệ rừng thông đã trở thành một mô hình kinh tế mang tính đặc thù, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phủ xanh đất trống đồi trọc. Từ một huyện nghèo khó, sản xuất manh mún, Lộc Bình giờ đây đã từng bước chuyển mình vươn lên.

Bản Quầy là 1 trong 5 bản giáp biên của xã Bắc Xa. Bản có 18 hộ thì 17 hộ hiện đã xây nhà lớn trị giá hàng tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Sáu ở bản Quầy cho biết: “Tất cả các hộ dân trong bản đều trồng thông. Mỗi nhà trồng từ 40-60ha. Gia đình tôi trồng hơn 40ha. Chỉ tính riêng năm 2022, nhà tôi bán nhựa thông thu được hơn 200 triệu đồng. Ngôi nhà của tôi xây dựng năm 2017 hết 1,4 tỷ đồng. Năm ngoái tôi mua thêm chiếc xe ô tô 700 triệu đồng. Tất cả đều từ thông mà ra”.

 Không chỉ cho nhựa mà gỗ thông cũng mang lại thu nhập cao cho người dân
Không chỉ cho nhựa mà gỗ thông cũng mang lại thu nhập cao cho người dân

Ông Sáu kể: Ban đầu, gia đình ông chỉ trồng vài trăm gốc. Sau đó, mỗi năm trồng thêm một ít. Cây thông chỉ mất công chăm sóc năm đầu, chủ yếu là phát cỏ, khoảng 10-15 năm sau sẽ cho khai thác nhựa. Không chỉ cho nhựa mà gỗ thông cũng được giá. Gia đình ông từng bán hơn 2.000 cây thông già cỗi, thu được 500 triệu đồng.

Là một trong những hộ đầu tiên trồng thông ở Bắc Xa, ông Kỳ Dùng Phú, bản Mạ nhớ lại: “Khi chưa có cây thông, người dân trong bản chỉ trồng ngô và lúa, ăn cũng không đủ. Năm nào Nhà nước cũng phải hỗ trợ gạo cứu đói. Đến khoảng năm 1990, khi BĐBP Lạng Sơn triển khai dự án trồng rừng 661 đưa cây thông đến với nơi đây, cuộc sống của người dân mới khấm khá lên.

“Trồng cây này không bao giờ lo lỗ. Cuộc sống của chúng tôi thay đổi rất nhiều. Nhờ có cây thông, đời sống của chúng tôi ấm no, hạnh phúc hơn trước đây cả trăm lần”, ông Phú phấn khởi cho biết

Xã Bắc Xa hiện có 11.000ha trồng thông trên diện tích 15.000ha đất tự nhiên. Trung bình, mỗi hộ dân trồng khoảng 20-30ha, một số hộ trồng nhiều lên tới 60ha. Cây thông chăm sóc tốt khoảng 12 năm sẽ khai thác nhựa được. Thời gian khai thác khoảng 10-20 năm. Trong nhiều năm qua, thông là cây mang lại thu nhập chính cho người dân trong xã.

Ông Nông Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Xa cho biết: “Bắc Xa giàu lên nhờ trồng thông. Thu nhập bình quân đầu người của chúng tôi hiện đạt 43 triệu đồng/người/năm. Đến nay, số hộ nghèo trong xã giảm xuống còn 15 hộ, tương ứng 4,8%. Chúng tôi cũng đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ năm 2019”.

Nhờ cây thông, người dân tại Bắc Xa đã xây dựng được nhà cửa khang trang, to đẹp
Nhờ cây thông, người dân tại Bắc Xa đã xây dựng được nhà cửa khang trang, to đẹp

Trong vòng 15 năm qua, gia đình anh Trịnh Văn Tuấn ở xã Yên Khoái đã nhận tổng cộng hơn 5 ha đất ở hai khu đồi để trồng cây thông Mã vĩ lấy nhựa, trung bình mỗi một héc ta trồng 1.650 cây thông. Hơn 8.000 cây thông Mã vĩ được gia đình anh trồng lần lượt từ năm 2008. Đến nay, hơn một nửa đã thu hoạch được mủ. Thời điểm thuận lợi, mỗi cây thông có thể cho khoảng 6kg nhựa/năm. Theo giá hiện nay ở địa phương, 1kg nhựa thông có giá giao động từ 30.000 - 35.000 đồng.

Mỗi năm, gia đình tôi thu nhập hơn trăm triệu đồng từ thu hoạch mủ thông. Cuộc sống từ đó bớt khó khăn, gia đình cũng có của ăn, của để.

Bà Hoàng Thị Giang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Khoái cho biết: Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ khai thác nhựa thông, lãnh đạo huyện Lộc Bình đã xác định cây thông Mã vĩ là cây trồng chủ lực để xóa đói, giảm nghèo và phổ biến cho Nhân dân trên địa bàn nói chung và ở Yên Khoái nói riêng để phát triển kinh tế đồi rừng. Nhờ thực hiện hiệu quả mô hình này, đời sống của nhiều hộ dân Yên Khoái đã có chuyển biến tích cực, giúp tăng thêm thu nhập xóa đói, giảm nghèo.


Quảng Trị: Nuôi bò 3B - mô hình sinh kế hiệu quả

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Trong 2 ngày 24 và 26/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai) và xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 52 giây trước
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 12 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 12 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 12 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 12 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 12 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.