Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Cây đại thụ ở bon Ja Răh

Lê Hường - 10:04, 13/05/2023

Hết lòng với công tác bảo tồn, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, già làng Y Xuyên được ví như cây đại thụ ở bon Ja Răh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Không chỉ tích cực giữ gìn, mà già còn truyền nhiệt huyết cho thế hệ trẻ để họ hiểu và cùng gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mnông.

Chóe Hlung (ở giữa) là tài sản quý giá được già Y Xuyên mua về gìn giữ
Chiếc chóe Hlung (ở giữa) là tài sản quý giá được già Y Xuyên mua về gìn giữ

Giữ gìn chiêng, chóe quý

Tham gia kháng chiến từ tuổi thiếu niên, già làng Y Xuyên làm nhiệm vụ dẫn đường cho cán bộ; rồi trực tiếp cầm súng chiến đấu cho đến ngày giải phóng Đức Lập, mở đầu cho chiến dịch Tây Nguyên-già Y Xuyên là một trong 5 lão thành cách mạng, nhân chứng sống của lịch sử Nâm Nung.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, già Y Xuyên trở về địa phương, công tác ở nhiều vị trí của xã, cùng chính quyền và Nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, đặc biệt là bảo tồn giá trị truyền thống của đồng bào Mnông. Đau đáu nỗi lo mai một truyền thống, nghỉ hưu về với bon làng, già tích cực vận động bà con giữ gìn truyền thống dân tộc, truyền dạy cho thế hệ trẻ cách làm cây nêu, đan gùi, ủ rượu cần, hát sử thi và đánh chiêng. Tấm lòng và nhiệt huyết của già được bà con tin yêu quý trọng bầu chọn làm già làng, Người có uy tín suốt nhiều năm qua.

Dẫn chúng tôi thăm ngôi nhà gỗ, nơi lưu giữ những chiếc chóe cổ, vật dụng sinh hoạt truyền thống của đồng bào Mnông, già Y Xuyên bảo: Ở đây từng có thời kỳ bà con bán đi chiêng, chóe quý và các hiện vật văn hóa khác. Tất cả các hiện vật này đều do già cất công sưu tầm về, với mong muốn giữ gìn những giá trị văn truyền thống tốt đẹp cho con cháu đời sau.

Lấy khăn lau chiếc chóe Jang Su có tuổi đời hàng trăm năm. Đối với đồng bào Mnông, chóe Jang su được xem là một trong những vật dụng góp phần làm nên thành công cho  các lễ cúng. "Đây là cặp chóe duy nhất của cha mẹ để lại, mà gia đình già còn giữ được sau hai lần hỏa hoạn thiêu rụi nhà vào năm 1991 và 2006. Trong các trận cháy, mọi hiện vật bị thiêu rụi, hư hỏng, chỉ có cặp chóe Jang Su vẫn được bảo toàn nguyên vẹn", già Y Xuyên chia sẻ.

Những chiếc gùi mây do chính tài già đan với nhiều kích thước, mẫu mã
Những chiếc gùi mây do chính tay già Y Xuyên đan với nhiều kích thước, mẫu mã

Bên cạnh cặp chóe Jang Su, chiếc chóe lớn màu nâu có tên chóe Hlung được già Y Xuyên cất kín đáo. Chóe Hlung được xem là tài sản quý giá trong gia đình của người Mnông xưa và có vai trò rất quan trọng trong các lễ cúng. Già Y Xuyên cho biết: Trước đây, gia đình già cũng có những chiếc chóe quý này, nhưng chiến tranh, nhà cháy, chiêng chóe hư hỏng, mất đi. Năm 2020, già nghe thông tin có người ở xã Đắk Sắk (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) rao bán chiếc chóe cổ này, già vay mượn tiền tìm đến tận nơi mua với giá 10 triệu đồng mang về cất giữ như một tài sản quý của gia đình.

Ngoài 2 chiếc chóe cổ, già Y Xuyên còn có hơn chục chiếc chóe, hàng chục chiếc gùi mây, cối gỗ và các dụng cụ sản xuất truyền thống của đồng bào Mnông. Đặc biệt bộ chiêng cổ có tên Jăm Pul già cất giữ cẩn thận.

Theo già Y Xuyên, trước đây, gia đình nào ở đây cũng có một bộ chiêng và xem đó là tài sản quý. Để có 1 bộ chiêng, gia đình phải đổi 1 - 2 con bò. Nhưng cơ chế thị trường thay đổi, bà con mãi lo làm ăn kinh tế, cồng chiêng dần bị quên lãng. Không ít người bán đi bộ chiêng đã từng là tài sản quý của gia đình, người biết đánh chiêng cũng hiếm dần, thế hệ trẻ không mấy thiết tha văn hóa truyền thống. Đó là điều khiến già luôn trăn trở.


Các thế hệ trong gia đình già Y Xuyên giữ gìn cẩn thận bộ chiêng Jăm Pul
Các thế hệ trong gia đình già Y Xuyên giữ gìn cẩn thận bộ chiêng Jăm Pul

Truyền nhiệt huyết khơi dậy tình yêu văn hóa

Đứng trước thực trạng các giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, già Y Xuyên miệt mài đến từng nhà, vận động bà con giữ gìn những vốn quý cha ông để lại. Già mời gọi thanh niên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng, dựng cây nêu do già tổ chức. Nhiệt huyết của già đã truyền lửa cho thế hệ trẻ, vực dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống tưởng chừng như mất đi.

Chỉ tay ra phía Nhà văn hóa cộng đồng của bon, già Y Xuyên nói, ở đó có cây nêu do chính già thiết kế và cùng với đàn ông trong bon dựng lên. Già bảo: Trong các lễ hội, lễ cúng quan trọng của đồng bào Mnông như: Lễ Tăm Blang M’prang Bon (Lễ trồng cây pơlang rào bon), Lễ Tăm N’gap Bon (Lễ sum họp cộng đồng) và Lễ cúng mừng lúa mới… không thể thiếu cây nêu. 

Mỗi khi bon có lễ hội, lễ cúng già lại huy động thanh niên, trai tráng trong bon đến nhà văn hóa cộng đồng để già giao việc và cùng làm cây nêu. Qua đó, nhiều thanh niên trong bon hiểu được ý nghĩa cũng như cách làm cây nêu của dân tộc mình.

Bên cạnh việc truyền dạy dựng cây nêu, già còn tranh thủ thời gian mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, hát sử thi, đan gùi, làm rượu cần... cho các thế hệ trẻ trong các bon. Bởi già luôn mong muốn, thông qua các lớp truyền dạy sẽ nhắc các thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, truyền thống của cha ông, dân tộc để lại. Các lớp học của già thường được tổ chức vào tháng 5 - 6 hàng năm, khi đã giãn công việc nương rẫy.

Lễ hội Tăm Blang M’prang Bon (lễ trồng cây rào bon) của đồng bào Mnông xã Nâm Nung (Ảnh: Mỹ Hằng)
Lễ hội Tăm Blang M’prang Bon (lễ trồng cây rào bon) của đồng bào Mnông xã Nâm Nung (Ảnh: Mỹ Hằng)

Nhờ đó, bon Ja Ráh trở thành điểm sáng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Toàn bon hiện có 10 bộ cồng chiêng, đến nay có 30-40 người ở nhiều độ tuổi 20-30 tuổi biết đánh cồng chiêng, nhiều người biết đan gùi, dệt thổ cẩm, ủ rượu cần truyền thống.

Điều làm già cảm thấy vui và hạnh phúc nhất, là sau một thời gian mở các lớp truyền dạy, hiện nay trên toàn xã đã có khoảng 30-40 người ở nhiều độ tuổi khác nhau biết đánh cồng chiêng và tham gia biểu diễn ở nhiều sự kiện”, già Y Xuyên cho hay.

Không những khơi dậy tình yêu văn hóa trong bon của mình, già Y Xuyên còn thường xuyên đến các bon đồng bào Mnông trong xã tuyên truyền, động viên người dân cùng nhau giữ gìn những bộ cồng chiêng, bảo tồn di sản văn hóa, nét đẹp truyền thống.

Một điều tự hào là cả 3 người con của già thấm nhuần tình yêu văn hóa, con trai thì đánh thành thạo nhiều bài chiêng, diễu tấu nhạc cụ dân tộc; con gái hát dân ca, dệt thổ cẩm truyền thống. Các con của già đều là thành viên của đội văn nghệ của bon, đi biểu diễn tại nhiều sự kiện ở cấp huyện, cấp tỉnh. Được biết, năm 2015, già Y Xuyên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 10 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 10 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 10 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.