Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cao Sơn bừng sáng

Quỳnh Trâm - 16:55, 08/03/2022

Giấc mơ điện sáng trên ba bản Son, Bá, Mười ở xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã thành hiện thực. Có điện lưới, người dân phấn khởi bởi từ nay được tiếp cận với cuộc sống hiện đại, không còn sống trong cảnh mịt mù, tăm tối nữa, thấy ánh sáng là thấy tương lai.

Nhờ có điện bà con trong thôn chủ động được nguồn nước tưới để chăm sóc cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhờ có điện bà con trong thôn chủ động được nguồn nước tưới để chăm sóc cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Bản nghèo chỉ còn là ký ức

Ba bản Son, Bá, Mười còn có tên gọi chung khác là Cao Sơn, thuộc xã Lũng Cao, nằm trên độ cao trung bình gần 2.000m so với mực nước biển. Lọt thỏm giữa bốn bề rừng núi, án ngữ hai bên là ngọn Pha Chiến và Phà Hé sừng sững, Cao Sơn như chiếc cầu nối liền xã Lũng Vân và Lũng Cao, nơi gà cất tiếng gáy cả hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa đều nghe tiếng.

Cao Sơn trong ký ức nhiều người là một thung lũng cô quạnh, hoang vắng, không điện, không đường, cái đói, cái nghèo đeo đẳng bao năm. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, cuối năm 2014, dự án đường giao thông Ban Công - Lũng Cao nối Cao Sơn với xã Nam Sơn (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) chính thức hoàn thành. Kể từ đây, Cao Sơn đã bước sang trang mới.

Từ khi có đường, việc giao thương, buôn bán thuận lợi, người người, nhà nhà tự nâng cao ý thức phát triển kinh tế, chú trọng thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất và thu nhập. Đời sống bà con cũng nhờ đó mà đổi thay, nhà nào cũng no đủ, khấm khá hơn trước.

Bí thư Chi bộ thôn Mười, ông Bùi Văn Đuôn chia sẻ: “Trải qua bao thăng trầm, nhìn bản làng thay da, đổi thịt từng ngày, chúng tôi vui lắm. Không chỉ có đường giao thông, giờ đây còn có cả điện lưới được kéo về bản, với bà con, điều này cứ như một giấc mơ”.

Tháng 1/2021, sau thời gian dài mong mỏi, điện lưới cũng đã được kéo lên Cao Sơn, đưa ánh sáng thắp lên đỉnh đèo hàng trăm năm chìm trong bóng tối.

Trò chuyện bên chén trà ngày cuối năm, Trưởng thôn Son, ông Ngân Văn Đức chia sẻ: Thôn có 102 hộ với 428 nhân khẩu, đều là đồng bào dân tộc Thái. Sau 1 năm có điện, đời sống của người dân có nhiều đổi thay rõ nét. Hiện số hộ có ti vi chiếm 90%, 50% hộ có tủ lạnh, nhiều hộ mua máy xay xát, máy bơm nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Những hộ dân làm du lịch cộng đồng đã đầu tư thêm các trang thiết bị sử dụng điện để phục vụ du khách...

Nay đã bước sang tuổi 86, cụ ông Ngân Văn May lần đầu tiên nhìn thấy ánh đèn điện lưới sáng lên ở bản. “Từ khi có điện lưới, người dân ai cũng vui vẻ, bởi điện không chỉ đem lại nguồn sáng mà còn giúp chúng tôi nắm bắt được thông tin, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước qua các phương tiện. Cái quan trọng nhất là, các cháu học sinh có điện sáng để học tập”, cụ May phấn khởi.

Có điện, phòng học được trang bị thiết bị, máy chiếu, quạt trần... Nhờ đó, chất lượng dạy và học của nhà trường được nâng lên
Có điện, phòng học được trang bị thiết bị, máy chiếu, quạt trần... Nhờ đó, chất lượng dạy và học của nhà trường được nâng lên

Cuộc sống mới ở Cao Sơn

Có điện lưới, người dân được dùng tivi, điện thoại, có sóng di động, từ nay Cao Sơn đã được kết nối với thế giới, không còn cảnh tăm tối, biệt lập như xưa.

Được tiếp cận với các chương trình truyền hình, phát thanh, bà con đã nắm bắt thêm nhiều thông tin quan trọng, hữu ích, nhất là việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kiến thức và kinh nghiệm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế.

Hiện nay, bà con cũng đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như bắp cải, súp lơ, mướp đắng...

Đổi thay rõ rệt nhất phải kể đến Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cao Sơn nằm trên địa bàn thôn Mười. Sau 1 năm có điện, các phòng học được trang bị thiết bị thông minh, máy chiếu, quạt trần... Nhờ đó, chất lượng dạy và học của thầy và trò nhà trường không ngừng được nâng lên.

Vui mừng trước sự đổi thay của nhà trường, Hiệu trưởng Nguyễn Thế Tài cho biết: Từ khi có điện, phụ huynh quan tâm hơn tới việc học của con em mình. Mỗi gia đình đều dành cho con mình góc học tập riêng, có bàn ghế đúng quy chuẩn và có điện chiếu sáng. Phụ huynh có điều kiện còn mua sắm tủ sách, trang trí góc học tập và mua sách nâng cao, truyện đọc phù hợp với lứa tuổi để các em học tập, giải trí.

“Có điện, đời sống giáo viên cũng đỡ vất vả hơn trước. Thông tin liên lạc thông suốt nên những người xa nhà có thể liên lạc về với gia đình thường xuyên hơn. Việc giảng dạy, sinh hoạt cũng thuận lợi hơn nhiều, chúng tôi rất phấn khởi”, thầy Tài nói.

Ông Trịnh Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Lũng Cao, cho biết: Sau 1 năm có điện đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân các thôn Son, Bá, Mười. Bà con mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật... Cũng nhờ có điện, một số doanh nghiệp đã về đây đầu tư sản xuất các loại rau màu, cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động trong thôn. Nhờ đó, nhiều hộ trên 3 bản đã thoát nghèo. Xã Lũng Cao ra khỏi diện xã nghèo của toàn huyện. Hiện xã đang khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.