Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Cần cấp thiết bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số”

Minh Thu - 12:34, 08/12/2021

Đó là khẳng định của ông Hoàng Quốc Khánh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quôc hội tỉnh Lai Châu, khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về tầm quan trọng của công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) trong giai đoạn hiện nay.

Ông Hoàng Quốc Khánh, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu
Ông Hoàng Quốc Khánh, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu

Xin ông cho biết quan điểm của mình về thực trạng văn hóa truyền thống và việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS hiện nay?

Ông Hoàng Quốc Khánh: Di sản văn hóa tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc như là tiếng nói, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục... Quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế, một số nét bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc như trang phục, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, phong tục tập quán có nguy cơ mai một và dần bị pha tạp. Tình trạng đồng hóa trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày càng bộc lộ rõ nét, đòi hỏi cần phải bảo tồn một cách cấp thiết.

Nếu có dịp đi dự các ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các bản miền núi, vùng đồng bào DTTS, hay dự các lễ hội truyền thống, rất nhiều nơi người dân không còn biết bài hát và điệu múa của dân tộc mình. Không chỉ mai một về âm nhạc, ngay cả tiếng nói cũng đã bị mai một, hoặc có nguy cơ mai một. Nhiều dân tộc không còn nói tiếng mẹ đẻ, mà sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác thay cho ngôn ngữ dân tộc mình. Những lễ hội truyền thống, những tục lệ đẹp nhiều khi chỉ còn trong trí nhớ của già làng, trưởng bản. Nguyên nhân của tình trạng trên rất nhiều, song nguyên nhân chủ quan ngay trong mỗi chúng ta vẫn là chủ yếu.

Phụ nữ dân tộc Dao, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) trong trang phục truyền thống tại lễ hội. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Phụ nữ dân tộc Dao, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) trong trang phục truyền thống tại lễ hội. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG). Trong đó có dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Theo ông, để thực hiện hiệu quả Chương trình, cần chú trọng những nội dung gì?

Ông Hoàng Quốc Khánh: Đồng bào các DTTS rất vui mừng trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua  Chương trình MTQG. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, thiết thực và đồng bộ Chương trình này, tôi đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ nguồn lực cho thực hiện, tránh việc chính sách thì rất hay, nhưng bố trí nguồn lực thì hạn chế.

Đồng thời, cần tập trung chỉ đạo, điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian của từng địa phương, từng dân tộc. Xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của các DTTS. Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương. 

Đặc biệt, cần đưa nội dung truyền dạy các loại hình văn hóa truyền thống vào trong cấp học phổ thông và thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước để bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ trẻ.

Ông có đề xuất gì đối với việc thực hiện Chương trình MTQG trong thời gian tới?

Ông Hoàng Quốc Khánh: Cử tri và Nhân dân các dân tộc trong cả nước rất vui mừng, phấn khởi khi được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, tiếp tục đầu tư thực hiện 3 chương trình MTQG cho vùng đồng bào DTTS khó khăn nhất của đất nước. Tuy nhiên, hiện các chương trình chưa được triển khai, trong khi đồng bào các DTTS đang rất trông đợi.Tôi đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành sớm triển khai các Chương trình MTQG đã được Quốc hội cho chủ trương.

Mặt khác, đặc thù của 3 chương trình MTQG có rất nhiều nội dung, yêu cầu phải lồng ghép để thực hiện; Nhưng để thực hiện lồng ghép được, các chương trình phải được giao đồng thời, nếu chương trình này giao trước, chương trình kia giao sau, việc thực hiện lồng ghép rất khó và không thể thực hiện được hoặc thực hiện được thì chắp vá.

Giai đoạn thực hiện là 5 năm, thời gian không còn nhiều để tổ chức thực hiện, trong khi đất nước chúng ta còn bộn bề công việc phải lo, nếu không triển khai kịp thời các chính sách sẽ bị gián đoạn, làm chậm cơ hội tiếp cận của đồng bào DTTS với sự phát triển chung của đất nước. Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hướng dẫn cụ thể để  tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 2 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...