Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Vy Nguyễn Thái Ninh - 20:34, 30/05/2023

Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.

Sau khi “Thực hành Then” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã mời các nghệ nhân đến biểu diễn và tổ chức hội thảo khoa học. (Ảnh: Thái Nguyên)
Sau khi “Thực hành Then” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã mời các nghệ nhân đến biểu diễn và tổ chức hội thảo khoa học. (Ảnh: Thái Nguyên)

Khai thác nhưng chưa thực sự phát huy

Là nơi tiếp nhận và truyền tải của nhiều luồng văn hóa, là nơi giao thương, qua lại của nhiều cư dân, Việt Nam là khu vực “gặp gỡ” của hai nền văn minh cổ đại là Trung Hoa và Ấn Độ. Với những thuận lợi về giao lưu và tiếp biến văn hóa, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc với hàng trăm tên gọi thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau. Tính đa dạng thể hiện rõ nét ở sự chênh lệch về số dân, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật hay thậm chí ở cả lối sống và phương thức canh tác… Có những dân tộc thường lựa chọn sống ở những nơi đồng bằng, đất đai phì nhiêu, tươi tốt, ngược lại, cũng có những dân tộc sống du canh, du cư trên triền núi cao, ở những cánh rừng hẻo lánh, dân cư thưa thớt hoặc lênh đênh trên sông nước…

Với một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, làm sao để giải quyết một cách hài hòa những khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống của cộng đồng các dân tộc trong một quốc gia thống nhất trong đa dạng luôn là một vấn đề nan giải không chỉ ở mặt thực tiễn mà còn cả về mặt lý luận.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân bắt đầu quan tâm nghiên cứu và tìm về các giá trị truyền thống, đặc biệt, họ khai thác và ứng dụng các chất liệu, giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của các DTTS vào những sản phẩm của mình bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau. Vấn đề đáng quan tâm là làm thế nào để thực sự phát huy được các yếu tố thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa các DTTS, được cộng đồng các DTTS đồng thuận và đón nhận lại là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.

Vào khoảng 2 năm gần đây, họa tiết, hoa văn trên các chất liệu thổ cẩm của nhiều dân tộc thiểu số là một mảnh đất tiềm năng để những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp vay mượn ý tưởng. Tuy nhiên, sự thiếu cẩn trọng và đơn giản trong khâu nghiên cứu tạo mẫu đã khiến cho cộng đồng DTTS có những băn khoăn, lo lắng, không đồng tình bởi liên quan đến bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình. Những cụm từ như “hoa văn thổ cẩm Tây Nguyên” không còn xa lạ gì với nhiều người, song, tính đến tháng 11/2022, toàn vùng Tây Nguyên có 53 dân tộc đang sinh sống, trong đó có 52 DTTS với khoảng hơn 2 triệu người, chiếm 37,65% dân số.

Như vậy, khái niệm “thổ cẩm Tây Nguyên” đang nói đến DTTS nào? Mỗi dân tộc lại có những nét khác biệt nhất định trong phong tục tập quán, lối sống, ẩm thực... và thời trang. Một số dân tộc sinh sống trên cùng một vùng đất có thể bị ảnh hưởng bởi những nét văn hóa bên ngoài, tuy nhiên, họ vẫn luôn gìn giữ và bảo tồn những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.

Những năm gần đây, dấu ấn của văn hóa các DTTS đang xuất hiện ngày càng nhiều, song, sự hiểu biết thiếu sâu sắc của nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã khiến những nét văn hóa này bị sai lệch, biến dạng và mất đi tính nguyên bản của nó.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Thái ở Việt Nam là dân tộc có số dân đứng thứ 3. Đây cũng là dân tộc có độ nhận diện cao nhờ việc có mặt ở cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong văn hóa của người Thái đen, chiếc khăn Piêu là kết tinh văn hóa phi vật thể, những hoa văn tinh tế trên đó được đúc kết từ cuộc sống lao động, sản xuất và đấu tranh sinh tồn hàng trăm năm, được từ đời này truyền sang đời khác.

Cùng là chiếc khăn Piêu được đính kết, thêu thủ công cầu kỳ với những ý nghĩa của tình cảm, tình yêu đôi lứa sâu sắc, bài hát “Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho là một trong số những tác phẩm có chất liệu dân ca được yêu thích nhất. Trong khi đó, hình ảnh một số bạn trẻ sử dụng chiếc khăn này để “cách điệu thay cho chiếc khố” của người đàn ông ở một số vùng DTTS khi biểu diễn đã gây bức xúc dư luận xã hội, nhất là những người hiểu biết về nguồn cội và ý nghĩa của chiếc khăn Piêu.

Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm từng khiến hãng giày Biti’s nhận về nhiều ý kiến trái chiều. (Ảnh: Biti’s Hunter)
Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm từng khiến hãng giày Biti’s nhận về nhiều ý kiến trái chiều. (Ảnh: Biti’s Hunter)

Khai thác và phát huy nét đẹp văn hóa của các DTTS

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và giải quyết một cách đúng đắn. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS trong thời gian qua đã được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện thông qua các chương trình, chính sách bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm vùng miền.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS luôn được quan tâm. Thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường, các trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, cấp thôn và tương đương đang được đầu tư xây dựng. Sau 2 đợt xét tặng (năm 2015 và 2019) đã có 559 nghệ nhân là người DTTS được Chủ tịch Nước phong tặng/truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước là 24 Nghệ nhân nhân dân và 535 Nghệ nhân ưu tú...

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội di sản văn hóa các DTTS... được quan tâm bảo tồn, phát huy và ngày càng phát triển, đã có 35 làng, bản, buôn của 26 DTTS, 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu DTTS được bố trí bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Định kỳ tổ chức gặp mặt già làng, trưởng thôn bản, nghệ nhân, Người có uy tín... Một số hủ tục, mê tín dị đoan từng bước được hạn chế, loại bỏ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới đã xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các DTTS, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào các DTTS được thực hiện thông qua các hình thức tổ chức ngày hội, giao lưu văn hóa cấp vùng, miền, khu vực, từng dân tộc và các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể; các thư viện địa phương đã có bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm dân cư, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn; các xuất bản ấn phẩm phục vụ trẻ em DTTS được khuyến khích, hỗ trợ đầu tư; tủ sách cho các thư viện công cộng và các tủ sách văn hóa dân tộc ở cơ sở được tăng cường các xuất bản phẩm song ngữ bằng tiếng dân tộc - tiếng phổ thông.

Bên cạnh đó, một số ngôn ngữ DTTS đang triển khai dạy thực nghiệm tại 16 tỉnh/thành phố, gồm các tiếng: Hoa, Chăm, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Bru Vân Kiều, Xtiêng... với quy mô dạy thực nghiệm ở hàng trăm trường và hàng chục nghìn học sinh học tiếng DTTS. Nhiều địa phương dự kiến sau khi kết thúc hoạt động thực nghiệm, sẽ đưa vào dạy học chính thức trong nhà trường.

Việc phối hợp với các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc trên các sóng quốc gia và dùng các bộ chữ viết của các DTTS giảng, dạy trong các trường học trong thời gian qua tiếp tục được thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi để con em các DTTS tiếp cận các thông tin nhanh nhất về phát triển kinh tế, an sinh xã hội và quyền con người. Góp phần bảo đảm và thực hiện quyền văn hóa của trẻ em một cách đồng bộ, toàn diện có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm
Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm

Hiện cả nước có Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam 63 Đài phát thanh, truyền hình địa phương, cùng với hàng trăm báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử đã triển khai tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Hoạt động hiệu quả của các cơ quan truyền thông, báo chí đã góp phần phổ biến bản sắc văn hóa độc đáo của các DTTS đến nhân dân cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet công ích đến với người dân, hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo, cận nghèo... đã góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động và nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho đồng bào DTTS.

Với một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa như Việt Nam, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa các dân tộc luôn cần được chú ý; Nhà nước đã có nhiều chính sách để các DTTS đạt được tiếng nói và bảo vệ văn hóa của mình. Tuy nhiên, với sự giao lưu và tiếp biến văn hóa không thể đảo ngược và không giới hạn như hiện nay, bản sắc văn hóa của các DTTS đang dần bị mai một, xuất hiện sự lai căng, biến tướng, ý tưởng và sự thể hiện thiếu lành mạnh, tác động rất nhanh và gây nhiều bất lợi trong nhận thức và hành động của giới trẻ.

Để giảm thiểu tình trạng này, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời gian qua đã được đề ra, với những giải pháp lớn, mang tính đột phá để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, trong đó bản sắc văn hóa các DTTS có tính cốt lõi và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Trong thời kỳ của truyền thông số phát triển mạnh mẽ, dưới sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, mỗi nhà nghiên cứu văn hóa, các cá nhân tiêu biểu và tổ chức, doanh nghiệp ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS. Khi khai thác các chất liệu này, cần nghiên cứu kỹ nguồn gốc, ý nghĩa của những yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, ẩm thực, kiến trúc, thời trang, tôn giáo… để đưa ra được các thông tin chính xác về giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc đã truyền cảm hứng cho các sản phẩm của mình, tránh gộp chung hoặc hiểu không đúng, không trọn vẹn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Khi sử dụng các chất liệu và yếu tố văn hóa thuộc về các DTTS, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nên coi trọng khâu thu thập thông tin, tham vấn ý kiến của cộng đồng DTTS có liên quan. Việc lấy cảm hứng và cách tân giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần bảo đảm sự cải biên này sẽ không vi phạm vào không gian văn hóa của các cộng đồng hay tạo ra ấn tượng sai lệch về dân tộc ấy trong mắt công chúng.

Với những nhà nghiên cứu văn hóa và các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng DTTS, điều quan trọng nhất hiện nay là không ngừng nâng cao nhận thức, ngày càng làm sâu sắc hơn vị thế, văn hóa và nguồn cội của dân tộc mình; qua đó để trao truyền kiến thức, lan tỏa thông điệp, bản sắc văn hóa của các DTTS đến với công chúng một cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng DTTS cần chú ý, quan tâm tới những sự kiện, sản phẩm có liên quan đến văn hóa dân tộc thiểu số để kịp thời đưa ra các ý kiến, quan điểm, thông tin đính chính và phản biện xã hội… để bảo tồn và gìn giữ, tránh gây ra những hiểu lầm, sai lệch không đáng có.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.