Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cảm nhận về những cái tết của người Khơ Mú ở Nghệ An

Hồ Phương - Thanh Nguyễn - 15:42, 02/02/2023

Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.

Bản làng người Khơ Mú huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Bản làng người Khơ Mú huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tết Grơ - Tết phong tục

Hằng năm, thường vào trước Tết Nguyên đán, người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) tổ chức tết cổ truyền riêng của cộng đồng mình. Đối với họ, qua cái tết này là gia đình đã bước sang một năm mới. Người Khơ Mú gọi là “Grơ” thường diễn ra trước Tết Nguyên đán.

Ngoài các lễ hội phổ biến như Tết Nguyên đán, Tết độc lập, thì cộng đồng người Khơ Mú  còn có những ngày lễ riêng của họ, trong đó phải nói đến tết Grơ. Lễ tết này được tổ chức theo từng gia đình, dòng họ từ tháng cuối năm âm lịch. Cho đến trước Tết Nguyên đán ít ngày, thì tất cả các gia đình đều đã xong Tết Grơ.

Khi giải thích với chúng tôi về lễ tết này, ông Lương Phò Bi bản Huồi Phuôn 1 gọi là “tết phong tục”. Cái tết này chỉ diễn ra trong 1 buổi chiều và 1 đêm với nhiều nghi lễ khá lạ và độc đáo.

Trong căn bếp của người Khơ Mú có một chiếc bếp chỉ dùng đến khi tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng, một vò rượu cần mới đã được bày ra. Vò rượu cần được đặt dựa vào một chiếc cột, dựng lên cạnh cái bếp. Người Khơ Mú quan niệm chiếc cột này tượng trưng cho chủ nhà. Chỉ khi “vắng chủ nhà” chiếc cột này mới bị bỏ ra. Trong gian thờ tổ tiên luôn đặt một chiếc mâm để mời tổ tiên ăn cơm hàng ngày, chiếc mâm cũ cũng được thay bằng cái mới.

Lễ vật của người Khơ Mú trong ngày Tết Grơ nhất định phải có đủ một cặp gà gồm cả con trống và mái, một vò rượu cúng thần, một đĩa trầu cau. Nếu thiếu đi những một trong 3 thứ trên, thì không thể thực hiện được nghi lễ của ngày Tết Grơ.

Mâm cơm cúng tổ tiên tưởng như có phần đơn giản, nhưng lại cực kỳ chu đáo. Ngoài moọc là món ăn truyền thống không thể thiếu, thì nhất định phải có thêm bí đỏ và sắn đã được đồ lên. Người Khơ Mú kể rằng, đây chính là món ăn tượng trưng cho sự no đủ và may mắn trong cả một năm mới. Nhiều năm gần đây, mâm cơm cúng ngày Tết còn có thêm cả cá nướng, thịt lợn và nhiều thực phẩm khác, tùy theo nhu cầu của gia đình. Điều kỳ lạ, mỗi nhà đều có thể tự chọn một ngày làm lễ cúng mừng năm mới, nhưng nhất nhất phải là những ngày cuối tháng 11 Âm lịch hằng năm.

Thầy cúng chấm xôi, thịt lên trán trong ngày cúng vía đầu năm
Thầy cúng chấm xôi, thịt lên trán trong ngày cúng vía đầu năm

Sau lần uống rượu cần đầu tiên của những người trong dòng họ cạnh cái bếp dùng làm nghi lễ tín ngưỡng, 2 con gà được bắt về làm lễ cầu may cho năm mới. Sau bài cúng, con gà đầu tiên được cắt mỏ lấy tiết. Người chủ lễ cầm cả con gà bôi tiết lên đầu gối cho từng người. Chủ lễ lấy tiết gà quệt theo chiều từ trên xuống dưới và khẩn cầu cho những điều không tốt đẹp của năm cũ hãy đi ra. Khi tất cả mọi người trong gia đình đã được làm nghi lễ này, một con gà khác được cắt mỏ lấy tiết. Lần lượt từng người lại được chủ lễ bôi tiết gà lên đầu gối. Lần này là chiều từ dưới chân lên đầu gối, kèm với câu khấn cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến vào năm mới.

Xong nghi lễ này người ta mổ cả 2 con gà làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn tết. Những người có kinh nghiệm trong bản còn nhìn chân gà để đoán biết sự tốt xấu, dở hay trong năm mới.

Khi màn đêm đã bao trùm không gian làng bản, một lễ uống rượu cần và cúng tế nữa lại diễn ra. Trong mâm cúng, ngoài gà luộc còn có những thứ nông sản của người Khơ Mú như bí đỏ, bí xanh, đỗ rẫy… Lễ cúng kết thúc, những thành viên trong gia đình được chủ lễ chia cho mỗi người một ít thịt, ít xôi. Người được chia thường có động tác cúi đầu nhận sau đó chấm lên trán rồi mới bắt đầu đưa vào miệng để ăn.

Sau lễ cúng này có nghĩa là gia đình đã sang một năm mới. Từ sáng sớm hôm sau cho đến hết ngày người ta không cho con gái lên nhà. Một người được gia chủ quý mến sẽ được mời xông đất vào sáng sớm hôm sau.

Cúng vía trong ngày đầu năm của người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Cúng vía trong ngày đầu năm của người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tết Nguyên Đán ở bản làng người Khơ Mú

Hòa trong tiếng pí, tiếng chiêng, tiếng khèn ở bên chân núi, nơi đồng bào Thái, đồng bào Mông đang nhảy múa, ném pao hát lăm hát tơi là tiếng khèn Tu Ba của người Khơ Mú vui chơi ngày Tết Nguyên đán.

Với người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An, họ ăn tết cũng có nhiều khác biệt so với các đồng bào dân tộc khác. Trong quan niệm, của người Khơ Mú, Tết Grơ là tết quan trọng nhất, nhưng Tết Nguyên đán cũng được xem là một trong những cái tết quan trọng, không thể thiếu.

Nhìn tổng thể, cách ăn Tết Nguyên đán của người Khơ Mú không khác nhiều so với các đồng bào dân tộc khác, họ đều có các nghi lễ như: Làm vía, tổ chức mâm cúng tổ tiên, thần linh, cúng ma, các hoạt động vui chơi văn hóa, văn nghệ bằng các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc mình.

Người Khơ Mú chung vui rượu cần trong ngày tết
Người Khơ Mú uống rượu cần chung vui trong ngày tết

Bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) có gần 200 nóc nhà người Khơ Mú sinh sống. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của bản đã giảm xuống đáng kể, đời sống người dân đang ngày một đi lên.

Ngồi trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Khơ Mú, ông Moong Văn Chái (SN 1944), trú tại bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, là cựu chiến binh, người có công với cách mạng, 55 năm tuổi Đảng, đang lật từng trang sách đã nhàu và chậm rãi kể về cách ăn Tết Nguyên đán của người Khơ Mú.

Trong hoạt động đón Tết của người Khơ Mú nổi bật lên 2 yếu tố, đó là hoạt động cúng tế và vui chơi, ăn uống. Trong đó, hoạt động về phần cúng tế được xem là hoạt động quan trọng và mang nhiều nét riêng so với các đồng bào dân tộc khác.

Vào ngày Tết Nguyên đán, tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ ăn tết với quy mô và thời gian khác nhau, gia đình nào có nhiều của cải sẽ ăn tết sung túc và dài ngày, còn những gia đình khó khăn sẽ chỉ ăn tết trong vài ngày. Theo ông Chái, ngày xưa, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, người Khơ Mú ở vùng ông sinh sống còn dùng sắn, khoai để cúng.

Trong phong tục cúng ngày tết của người Khơ Mú cũng như những đồng bào dân tộc khác, đó là cúng tổ tiên, thần linh… Ngoài ra, người Khơ Mú còn có lễ cúng vía cho con trâu, con bò với mong muốn đàn vật nuôi của gia đình mình luôn khỏe mạnh, phát triển tốt trong một năm mới. Mâm cúng vía cho con trâu con bò của người Khơ Mú được chuẩn bị khá chu đáo, trong đó có rượu, có hương, có xôi… Lễ vía cho trâu bò thường được tổ chức sau ngày cúng thần linh, tổ tiên.

Tục coi chân gà trong ngày tết của người Khơ Mú
Tục coi chân gà trong ngày tết của người Khơ Mú

Người Khơ Mú cúng tổ tiên ngày tết vào ngày 1 tháng Giêng. Vào ngày 1, tất cả mọi người trong gia đình tập trung bên mâm cúng để tổ chức cúng vía.

Theo tập quán truyền thống, vào mùng 1 Tết, sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ, người lớn tuổi nhất trong gia đình bắt đầu làm lễ. Nghi lễ được xướng bằng tiếng dân tộc Khơ Mú. 

Lễ vật để chuẩn bị cho mâm cúng của người Khơ Mú cũng khác so với mâm cúng của người Mông, người Thái. Đối với người Thái, món ăn không thể thiếu được trong mâm cúng ngày tết chính là món cá, thì người Khơ Mú đòi hỏi phải có con gà. Nếu thiếu con gà, mâm cúng sẽ không còn ý nghĩa. Trong mâm cúng ngày đầu năm mới của người Khơ Mú phải có 3 con gà, trong đó 1 con gà luộc, 2 con gà còn sống.

Sau khi các nghi thức về cúng vía, cúng ma, cúng trâu bò… đã xong xuôi, mọi người trong các gia đình đồng bào Khơ Mú bắt đầu đi du Xuân, vui chơi hàng xóm và giao lưu các bản, các làng với nhau. Dịp đầu năm mới cũng là dịp để các đôi trai gái tìm hiểu nhau. Các tết của người Khơ Mú sẽ được kéo dài đến 10 ngày. Khi tiếng sấm bắt đầu xuất hiện, cũng là lúc người Khơ Mú bắt đầu làm lễ cầu mùa, cầu cho một năm mới sản xuất bội thu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.