Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ di sản trước thách thức thảm hoạ thời tiết

Hồng Phúc - 17:48, 23/02/2021

Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Khi biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ngoài thiệt hại về người và của, chúng ta còn đối mặt với thách thức khi rất nhiều di sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị phá huỷ.

Khu di tích cố đô Huế mênh mông trong nước lũ
Khu di tích cố đô Huế mênh mông trong nước lũ

Di sản đang kêu cứu

Quần thể di tích Cố đô Huế có 29 điểm di tích, với gần 500 hạng mục công trình chủ yếu làm từ gỗ. Trong những đợt bão lũ năm 2020 vừa qua, nhiều điểm di tích thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế bị xuống cấp nghiêm trọng. Tại Khu di sản Huế, nhiều điểm di tích nước lũ tràn vào, ngập sâu như: Di tích Nghinh Lương Đình, Cung An Định, Lầu Tàng Thơ… Các cổng vào khu Hoàng Cung Huế nước ngập cả mét. Nhiều di tích dọc sông Hương cũng bị ngập nặng.…

Theo các chuyên gia, khi mùa mưa kéo dài, lượng mưa trung bình năm cao, nhất là có những đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày sẽ khiến cho mái ngói bị thấm dột, bị tích nước, làm tăng tải trọng mái, các cấu kiện gỗ cũng bị thấm nước gây mục ruỗng, mối mọt dẫn đến nguy cơ sụp đổ cao hơn.

Không chỉ Huế, phố cổ Hội An (Quảng Nam) chìm trong biển nước khi hứng chịu lũ lụt;  Động Phong Nha trong Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cũng không tránh khỏi những cơn ngập lụt vào mùa mưa thường niên; Khu di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu thuộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên) ghi dấu nơi ở và làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Đảng, Chính phủ đóng trụ sở trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp bị sạt lở, lũ quét tàn phá… là những hình ảnh khiến người xem phải xót xa trước di sản bị thiên tai tàn phá.

Đáng lo ngại, không ít di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận cũng đang “run rẩy” trước thiên tai khi nằm ở các địa bàn thường xuyên xảy ra bão lũ.

Việt Nam có gần 4 vạn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố khắp trên cả nước. Trước sự biến đổi phức tạp của thời tiết, nỗi lo về sự tồn vong của di sản là điều có cơ sở. Đặc biệt, đối với các di sản văn hóa ở vùng ven biển, ven sông, những vùng đất thấp, tác hại của biến đổi khí hậu càng phức tạp và nặng nề hơn: Mực nước biển dâng cao, bão xảy ra với tần suất dày hơn và cường độ lớn hơn, xói mòn và sạt lở đất... đang đe doạ tàn phá các công trình văn hóa.

Bảo tồn di sản, các công trình văn hoá không phải là vấn đề của riêng địa phương nào và đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Di sản tháp Chăm 900 tuổi ở Bình Định xuống cấp nghiêm trọng
Di sản tháp Chăm 900 tuổi ở Bình Định xuống cấp nghiêm trọng

Thích nghi thời tiết, chủ động bảo vệ

 Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến các di sản, cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành, đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch. Bảo vệ di tích, di sản trước thiên tai cũng là bảo vệ sinh kế cho người dân.

Vì vậy, cần nâng cao nhận thức chung về hiểm họa của thay đổi khí hậu đối với di tích không chỉ với ngành văn hoá mà cộng đồng cần có thêm năng lực để thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng ngừa kịp thời những rủi ro xảy ra đối với di sản văn hóa họ đang sở hữu. Muốn vậy, công tác tuyên truyền cho cộng đồng về rủi ro thiên tai, trách nhiệm mỗi người và công các nỗ lực phòng chống thiên tai phải được nghiên cứu, có tính bền vững, lâu dài chứ không chỉ mang tính phòng ngừa, đột xuất.

Theo GS.TS. Lưu Trần Tiêu, nguyên Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, bên cạnh việc áp dụng những kinh nghiệm, phương pháp bảo tồn truyền thống và hiện đại như: Chống mối mọt, tu bổ các bộ phận bị hư hỏng, gia cường, gia cố, diệt trừ cây leo gây hại, bảo quản định kỳ..., cần nghiên cứu triển khai số hóa dữ liệu về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh để có thể khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu mở phục vụ công tác quản lý và trao đổi thông tin.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực xã hội và bảo tồn di tích, các công trình văn hoá nói riêng. Vì vậy, cần ứng dụng và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị khoa học, công nghệ hiện đại trong nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên.

Điển hình cho ứng dụng công nghệ mới vào di sản ở nước ta, là công trình số hóa 3D đình Tiền Lệ (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Đây là công trình đầu tiên của Việt Nam được sử dụng công nghệ 3D scanning. Nhờ công nghệ này, giới nghiên cứu cũng như khách tham quan không chỉ được quan sát tổng thể di sản, mà còn được tìm hiểu từng chi tiết nhỏ nhất, từ những nét chạm khắc, từng thớ gỗ, vết nứt, vết ố trên tường, cho đến những viên ngói xô lệch hay có thể “bóc tách” các chi tiết, đo đạc các cấu kiện,… để qua đó có được hiểu biết sâu sắc về công trình.

Một điều đặc biệt cần lưu tâm là trước khi tu bổ di tích, di sản sau thiên tai cần phải cẩn trọng trong công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích. Không ít bài học đau lòng ở nhiều địa phương nước ta trùng tu di sản mà như xây mới, sai lệch giá trị di tích, làm mất đi cái hồn của di sản văn hóa.

Các chuyên gia cho rằng, để “cứu” di sản, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Ủy ban Di sản thế giới như: Lựa chọn hệ thống pháp lý đáp ứng việc thay đổi khí hậu; nghiên cứu đáp lại trước sự tăng nhanh của các yếu tố gây nguy hiểm như: Hỏa hoạn, khô hạn, lũ lụt nhằm hỗ trợ cho các kế hoạch quản lý tài sản; nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu đối với các di sản, công trình văn hoá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Ngày 20/5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết, đơn vị vừa tổ chức bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên phân bổ trên 645 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719

Thái Nguyên phân bổ trên 645 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 phút trước
Tỉnh Thái Nguyên vừa có kế hoạch phân bổ trên 645 tỷ đồng được cân đối từ nhiều nguồn để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) của năm 2024. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2024 là trên 458 tỷ đồng và trên 187 tỷ đồng từ kế hoạch vốn năm 2022, 2023 kéo dài thực hiện trong năm 2024.
Lào Cai: Xây dựng con người Lào Cai “Đoàn kết - Yêu nước - Kỷ cương - Văn minh - Hiếu khách”

Lào Cai: Xây dựng con người Lào Cai “Đoàn kết - Yêu nước - Kỷ cương - Văn minh - Hiếu khách”

Tin tức - Trọng Bảo - 3 phút trước
Đây là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 -NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09 -NQ/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững”, được Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức ngày 22/5.
Sạt lở vùi lấp 3 người trong một gia đình ở Bắc Kạn

Sạt lở vùi lấp 3 người trong một gia đình ở Bắc Kạn

Thời sự - Minh Thu - 5 phút trước
Thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn cho biết, đêm 21/5, tại thôn Phiêng Pục, xã Hiệp Lực huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn xảy ra vụ sạt lở đất.
Đại tướng Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026

Đại tướng Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời sự - Hoàng Quý - 6 phút trước
Sáng 22/5, trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã tiến hành bầu Đại tướng Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 .
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 19:08, 21/05/2024
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 19:06, 21/05/2024
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:55, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 18:40, 21/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 18:38, 21/05/2024
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:35, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.