Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng phụ thuộc vào chủ thể là đồng bào DTTS

Lê Hường (Thực hiện) - 10:14, 30/10/2022

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh Đắk Lắk, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp thực tế. Đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết 05 và 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020 và 2022 - 2025. Từ đó, không chỉ văn hóa cồng chiêng mà nhiều bản sắc, di sản văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được giữ gìn, phát huy. Ông Đặng Gia Duẩn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã có cuộc trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của tỉnh.

Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk
Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk

Thưa ông, xin ông cho biết Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng đã tác động trong các cấp, các ngành và Nhân dân như thế nào?

Cùng sở hữu di sản phi vật thể đại diện của nhân loại là không gian văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên được UNESCO ghi danh, nhưng Đắk Lắk là tỉnh duy nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên, đến nay đã có 5 nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó có 4 nghị quyết chính thức và 1 nghị quyết kéo dài thêm. Điều đó thể hiện sự quan tâm cụ thể của HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đối với văn hóa cồng chiêng.

Về mặt tổng thể, phải khẳng định rằng, Nghị quyết 05 đã tạo ra hành lang pháp lý, tạo động lực, cơ sở để các cấp các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng. Nếu như trước đây, việc bảo tồn phát huy văn hóa chưa được thật sự quan tâm, sau khi triển khai thực hiện nghị quyết, với những kế hoạch cụ thể của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản liên quan, thì các địa phương đã vào cuộc một cách cụ thể, mạnh mẽ.

Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng nghị quyết, kế hoạch riêng để triển khai thực hiện, có những địa phương đã suy nghĩ táo bạo trong thực hiện của nghị quyết này. Thực hiện nghị quyết không chỉ đơn giản cấp chiêng, cấp trang phục, phục dựng nghi thức, nghĩ lễ và các hoạt động văn hóa dân gian liên quan mà còn chuyển biến cả về mặt nhận thức.

Một kết quả đáng quan tâm nữa, trước đây chúng ta nghe nói đến nạn chảy máu cồng chiêng, nhưng nạn chảy máu cồng chiêng giờ đây gần như không còn.

Ông đánh giá như thế nào về sức ảnh hưởng của văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng và việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian?

Phải khẳng định rằng, văn hóa cồng chiêng là nền tảng, động lực để góp phần bảo tồn giá trị các văn hóa khác. Tuy nhiên, chúng ta không nên tư duy chỉ chăm chăm vào văn hóa cồng chiêng.

Đắk Lắk có đến 49 dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc đến từ khắp các địa phương trong cả nước. Cùng với văn hóa các DTTS tại chỗ, các dân tộc khác đến đây sinh sống đều mang theo văn hóa riêng. Đắk Lắk không chỉ có văn hóa cồng chiêng mà văn hóa của các vùng miền Bắc Trung Nam, tất cả đều được tái hiện, được bảo tồn và phát huy thông qua các nghi thức, nghi lễ, lễ hội truyền thống của các vùng miền.

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang được bảo tồn và phát huy
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang được bảo tồn và phát huy

Hiện nay, Đắk Lắk cũng đang sở hữu những vốn văn hóa quý như Lễ hội lồng tồng ở Cư M’gar, Ngày hội văn hóa dân gian Việt Bắc ở Krông Năng hay là Lễ hội Hảng Pồ ở Buôn Hồ, Hội Vật ở Vụ Bổn - Krông Pắk… 

Đặc biệt, Đắk Lắk là địa phương duy nhất trên cả nước hiện nay có Lễ hội chọi bò của người Mông ở Cư Pui, Krông Bông. Đó là những giá trị văn hóa mà các nhà chuyên môn đang đặt vấn đề, để Đắk Lắk làm hồ sơ di sản phi vật thể quốc gia trong thời gian tới. “Chúng tôi đang nỗ lực để tất cả các nét đẹp, những cái hay, cái độc đáo, đặc sắc của văn hóa các dân tộc đều được thể hiện, tái hiện và góp phần bảo tồn và phát huy chứ không riêng văn hóa cồng chiêng”.

Hiện nay, tiếp theo Nghị quyết 05, Đắc Lắk đã có Nghị quyết 10 về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, với đặt ra những mục tiêu lớn, bao trùm hơn. Để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 10, theo ông đâu là yếu tố then chốt ?

Mục tiêu của của Nghị quyết 10 rất lớn, rất bao trùm, đòi hỏi có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn thể các lực lượng. Tuy nhiên, tôi cho rằng yếu tố then chốt để thực hiện thành công các mục tiêu, vẫn là chủ thể của văn hóa cồng chiêng, đó chính là đồng bào DTTS-người đang sở hữu văn hóa cồng chiêng. 

Nếu như chúng ta tận dụng tất cả các nguồn lực của Nhà nước, của xã hội hóa cho việc này, mà chủ thể không mặn mà không thực sự vào cuộc, không có tránh nhiệm thì cũng khó đạt được kết quả. Hiện nay, tỉnh cũng đã nỗ lực, tuy nhiên nguồn lực để thực hiện nghị quyết, các kế hoạch của nghị quyết thì còn khiêm tốn. Ngành văn hóa đang cố gắng mời gọi xã hội hóa và lồng ghép vào những nội dung khác, như Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Liên hoan văn hóa cồng chiêng, Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh… Đó là cách làm linh hoạt và đạt hiệu quả tích cực.

Như tôi đã nói, mục tiêu cuối cùng, không phải là việc cấp được bao nhiêu bộ chiêng, bao nhiêu bộ trang phục, mà ngành Văn hóa, thể thao và du lịch mong muốn các chủ thể của văn hóa là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, chủ thể của văn hóa cồng chiêng thật sự cảm nhận rằng vốn quý văn hóa mà họ đang sở hữu, hơn ai hết chính bản thân họ phải yêu quý nó, phải giữ gìn nó, phải phát triển nó. Còn các hỗ trợ của cơ quan nhà nước chỉ là hỗ trợ vào nền tảng để động viên, tạo động lực.

Khi một cộng đồng DTTS ở địa phương một buôn, xã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, và cộng đồng ở đó sử dụng cồng chiêng để tái hiện những nghi thức, nghi lễ của chính họ, thì có nghĩa rằng cồng chiêng không thể thiếu được trong đời sống của họ, khi đó công tác bảo tồn phát huy văn hóa cồng chiêng mới đạt kết quả cao nhất.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.