Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn chữ Nôm Tày trước nguy cơ mai một

PV - 16:58, 06/06/2022

Dân tộc Tày chiếm trên 40% dân số toàn tỉnh Cao Bằng với nền văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó, có chữ viết riêng Nôm Tày là di sản vô giá góp phần tạo nên nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Tày miền non nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chữ viết của dân tộc Tày đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thất truyền.

Các nghệ nhân xã Đức Xuân (Thạch An) bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết Nôm Tày thông qua các buổi sinh hoạt của nhóm liên thế hệ yêu dân ca Tày.
Các nghệ nhân xã Đức Xuân (Thạch An) bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết Nôm Tày thông qua các buổi sinh hoạt của nhóm liên thế hệ yêu dân ca Tày.

Chữ Nôm Tày được xây dựng trên cơ sở các nét, các bộ thủ và các chữ Hán nguyên bản theo 3 yếu tố hình - âm - nghĩa, trong đó về ngữ âm là sử dụng âm Hán - Việt. Phần lớn, những văn bản chữ Nôm Tày còn lưu giữ thể hiện nét sinh hoạt trong đời sống, lao động, văn hóa phong phú của cộng đồng người Tày với những văn bản ghi chép lại các tác phẩm văn học khuyết danh, còn gọi là dân gian như truyện thơ, truyện kể, hát đối… Trong lĩnh vực văn hóa, xuất hiện nhiều văn bản Nôm Tày về đời sống tâm linh như các loại sách cúng, bói, địa lý, y học, giáo dục. Nhờ có chữ viết nên đến nay người Tày còn lưu giữ được nhiều thông tin về nguồn gốc tổ tiên, dòng họ, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tộc người, lễ, Tết...

Để bảo tồn tiếng nói và chữ viết Tày, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động như: chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục tiến hành rà soát nhu cầu học tiếng Tày của học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; từng bước xây dựng phương án, chuẩn bị các điều kiện mở lớp dạy tiếng Tày cho học sinh; thực hiện dạy, học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định 82/2010/CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ để đưa tiếng Tày vào giảng dạy trong môn học tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa về tiếng nói, chữ viết Nôm Tày; tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Tày cho các cơ sở đào tạo của tỉnh… Từ năm 2013 đến nay, tỉnh tổ chức gần 100 lớp bồi dưỡng tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức với trên 8.000 lượt người tham gia. Ngoài ra, bằng các nguồn xã hội hóa, các huyện, Thành phố mở các lớp hát Then, đàn tính tiếng Tày hoặc thông qua các câu lạc bộ hát dân ca tại các xóm, xã để truyền dạy cho con em dân tộc Tày. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm kê di sản, trong đó có di sản chữ viết Tày; Bảo tàng tỉnh hiện lưu giữ 39 đầu sách chữ Hán và Nôm Tày sử dụng trong nghi lễ của thầy Tào dân tộc Tày; phong tặng Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân ở các loại hình dân ca Tày; tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi hát Then, đàn tính các cấp…

Tuy nhiên, trước sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, chữ Nôm Tày hiện đang bị mai một với thực trạng đáng buồn "còn tiếng nhưng mất chữ". Chị Nông Thị Liên, dân tộc Tày, xã Đức Long (huyện Hòa An) chia sẻ: Trong gia đình tôi, từ ông bà, bố mẹ đến các con cháu đều sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp hằng ngày với cộng đồng người Tày và biết tiếng Tày tại địa phương, sử dụng tiếng phổ thông khi giao tiếp với những người không biết tiếng Tày. Nhưng chữ Nôm Tày thì không ai trong gia đình biết viết, biết đọc.

Ông Hoàng Xuân Bảo, dân tộc Tày, tổ 2, phường Ngọc Xuân (TP. Cao Bằng) cho biết: Tôi là thế hệ thứ 2, quê gốc huyện Trùng Khánh, thoát ly theo bố mẹ ra sinh sống tại thành phố Cao Bằng từ những năm 1960. Tuy không biết đọc, biết viết chữ Nôm Tày nhưng tôi biết nói và sử dụng tiếng Tày thành thạo. Đến thế hệ con cháu tôi hiện nay không còn nói tiếng Tày trong sinh hoạt hằng ngày. Còn chữ Nôm Tày tôi chỉ thấy ở một số thầy Tào, bụt sử dụng khi tiến hành các nghi lễ.

Vấn đề "còn tiếng, mất chữ" đã được tỉnh quan tâm, bảo tồn, nghiên cứu từ nhiều năm. Đặc biệt, tại Báo cáo số 1950/BC-UBND ngày 29/7/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh đánh giá cụ thể người dân tộc Tày ở Cao Bằng cơ bản vẫn bảo tồn tốt tiếng nói riêng của dân tộc mình với khoảng 80% người Tày thường xuyên sử dụng tiếng Tày làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đối với chữ viết Tày đang bị mai một và gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

 Một trích đoạn nghi lễ Tày theo sách cổ Nôm Tày ghi chép lại được nghệ nhân trình diễn trên sân khấu.
Một trích đoạn nghi lễ Tày theo sách cổ Nôm Tày ghi chép lại được nghệ nhân trình diễn trên sân khấu.

Lý giải nguyên nhân khiến chữ viết dân tộc Tày đang bị mai một, thất truyền, Nghệ nhân Ưu tú loại hình diễn xướng Then Tày Bế Sơn Trung - người đang nắm giữ hơn 30 cuốn sách chữ Nôm Tày với nhiều tư liệu quý và thành thạo đọc, viết chữ Nôm Tày cho rằng: Chữ Nôm Tày đến nay vẫn chưa hình thành bộ chữ thống nhất, những chữ cùng âm, cùng ngữ nghĩa lại có nhiều tự dạng khác nhau. Điều này là do trước đây chữ Nôm Tày được lưu hành thông qua truyền dạy truyền miệng và ghi chép thủ công nên có nhiều biến thể. Có nhiều chữ khi viết được người viết giản lược nét, viết tắt, viết thảo (lối viết nhanh, liền nét, chỉ giữ một số nét trọng tâm trong chữ) nên nếu không có một trình độ nhất định về chữ Hán thì không thể đọc được văn Nôm Tày. Hiện nay, còn rất ít người có thể đọc thông, viết thạo chữ Nôm Tày, phần lớn những người này đều đã cao tuổi, đặc biệt là những người làm nghề thầy cúng. Một số sách chữ Nôm Tày hiện vẫn đang được lưu giữ trong các gia đình làm nghề thầy cúng nhưng con cháu không theo nghề nên không quan tâm học tập, tìm hiểu về chữ viết Nôm Tày.

Mặt khác, một bộ phận thầy cúng và một số người hành nghề thầy cúng biết về chữ Nôm Tày nhưng trong các nghi lễ tang ma, giải hạn, thượng thọ, xem ngày giờ..., lại sử dụng chữ Hán, sách chữ Hán để thực hành các nghi lễ. Một số thầy cúng biết viết Nôm Tày, tuy nhiên chỉ học theo lối chép lại văn bản chứ không được truyền dạy bài bản. Trong ngữ văn dân gian, sinh hoạt văn hóa chỉ một số rất ít nghệ nhân cao tuổi biết đọc và viết chữ Nôm Tày đã mất hoặc đều "gần đất xa trời"; đọc và viết chữ Nôm Tày cần có thời gian học tập kiên trì nhưng thế hệ trẻ dân tộc Tày không mặn mà với việc biết và học chữ viết Nôm Tày…

Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết dân tộc Tày, thời gian tới, tỉnh cần tăng cường chỉ đạo công tác giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày và các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên dịch các sách cổ của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh. Quan tâm công tác bảo tồn, sưu tầm và khai thác, phát huy giá trị dân ca các dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ viết dân tộc Tày trong sáng tác. Động viên, khích lệ nhân dân tích cực tham gia các chương trình văn nghệ, giao lưu văn hóa, quảng bá dân ca Tày tại địa phương.

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, tuyên truyền về bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Tày kết hợp các hình thức tuyên truyền thông qua tờ rơi, đội thông tin lưu động, các hoạt động văn hóa, thể thao, các hội thi... Thành lập mới các câu lạc bộ sử dụng tiếng dân tộc Tày để thu hút các thành viên, không chỉ là người dân tộc đó mà còn có cả thành viên dân tộc khác tham gia. Đề xuất các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để chỉnh sửa, bổ sung bộ tài liệu tiếng dân tộc Tày phục vụ công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân mở các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết Tày trong cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 12 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 13 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 13 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về Đề cương Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Media - BDT - 20:00, 17/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.