Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản Kẻ Nính “lội dòng nước ngược”

PV - 14:04, 01/06/2018

Những ngôi nhà sàn kiên cố nằm dọc theo con đường bê tông phẳng lì, uốn lượn; những thửa ruộng bậc thang lúa trĩu bông vàng óng… tất cả như điểm thêm sự sung túc no ấm của bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).

Những hình ảnh đó như mảng màu đẹp, xóa dần ký ức chết chóc trước kia khi hàng chục người bị cuốn vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội. Cả một thời gian dài, người dân không có nổi một giờ bình yên...

Bẵng đi vài năm, về thăm lại bản Kẻ Nính, những đổi thay đến ngỡ ngàng của con người và làng bản nơi đây khiến cho chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Những ngôi nhà lụp xụp, những con đường ổ voi, ổ gà năm xưa nay không còn nữa mà thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố của đồng bào Thái nằm dọc bên con đường bê tông chạy vòng khắp bản. Vào Kẻ Nính bây giờ rất thuận lợi, không phải qua đò ngang chòng chành mà thay thế bằng chiếc cầu treo vững chãi được bắc qua suối Đinh.

Bí thư Chi bộ Kẻ Nính Vi Thị Luyến (người ngồi thứ 2 từ trái sang) chia sẻ cùng dân bản. Bí thư Chi bộ Kẻ Nính Vi Thị Luyến (người ngồi thứ 2 từ trái sang) chia sẻ cùng dân bản.

 

Bí thư Chi bộ Kẻ Nính, bà Vi Thị Luyến đón tôi ngay đầu chiếc cầu treo. Bà Luyến khoe, cuộc sống và con người Kẻ Nính bây giờ khác hẳn rồi. Người Thái nơi đây đã biết tư duy trồng cây gì nuôi con nào để cho thu nhập cao. Trong 90 hộ dân thì chỉ còn ít hộ nghèo nữa, đặc biệt tháng 3 vừa qua bản được vinh dự đón bằng công nhận bản văn hóa cấp huyện.

Mừng thì mừng vậy nhưng vẫn còn lo lắng vì cuộc sống người dân chưa hết khó khăn, nguy cơ tệ nạn xã hội có thể quay lại tàn phá bản làng bất cứ lúc nào, bà Luyến bảo.

Việc Kẻ Nính được như hôm nay có thể xem là thành tích bơi “ngược dòng nước”. Bởi sau nhiều lần chia tách bản, năm 2013 cư dân Kẻ Nính còn lại khoảng 90 hộ, nhưng đáng buồn, cuộc sống người dân Kẻ Nính khi ấy xuống dốc không phanh. Vì cuộc sống mưu sinh, dân trí thấp, người dân Kẻ Nính đi làm đủ nghề, từ cửu vạn, khai thác, bốc xếp, vận chuyển gỗ khắp nơi. Thế rồi không ít thanh niên, người trong bản dính vào ma túy. Có thể nói chưa bao giờ người dân Kẻ Nính phải trải qua sự tàn phá, nỗi đau ghê gớm đến như vậy. Nhiều ngôi nhà sàn truyền thống đã bị bán đi, ruộng nương hoang hóa vì không có tay người chăm bón, nhiều giá trị bản sắc cũng dần bị quên lãng khi cơn bão ma túy tràn qua; không ít người trong bản đã dính vào căn bệnh thế kỷ HIV.

Trước thực trạng này, Bí thư Chi bộ Vi Thị Luyến và Trưởng bản Vi Văn Xuân là những người tiên phong đi đầu, tìm mọi giải pháp để vực dậy Kẻ Nính. Trưởng bản Vi Văn Xuân cho hay, Chi bộ phân công đảng viên theo dõi, kèm cặp từng cụm, tổ dân cư. Nhờ vậy mà, những biểu hiện về tinh thần, tư tưởng cũng như các biến động của bà con đều được đảng viên nắm bắt kịp thời.

Việc đầu tiên Chi ủy, Ban Quản lý bản kết nối, đặt vấn đề phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, cơ quan chức năng tổ chức các đợt tập huấn, tư vấn về cách phòng bệnh, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật để bà con từ bỏ tệ nạn ma túy. Cán bộ bản tìm đến từng hộ dân tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng bảo vệ sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm cho mọi người. Người có HIV được điều trị hỗ trợ bằng thuốc ARV, không như trước kia, người bệnh không công khai và cung cấp thông tin sức khỏe của mình.

Khi người dân bản Kẻ Nính đã vững tâm trở lại, Chi ủy, bản Kẻ Nính lại tiếp tục tập trung cho cuộc chiến chống đói nghèo. Không ai khác, Bí thư Chi bộ Vi Thị Luyến tiếp tục là người “giữ lửa” cho phong trào xóa đói giảm nghèo ở Kẻ Nính. Do ruộng lúa chỉ có 15 ha nên cán bộ bản vận động bà con lên vườn đồi, bạt đất trồng keo. Đến nay, bản có khoảng 150ha keo vụ thứ 2-3. Ngoài cây keo, người dân còn trồng 41ha mía nhằm có thêm phương cách để xóa đói, giảm nghèo. Thông qua tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách, Bí thư Chi bộ Vi Thị Luyến đã đứng ra vận động, hướng dẫn 27 chị em vay vốn mua trâu bò phát triển chăn nuôi, qua một thời gian đã có 7 hộ đã thoát nghèo. Thời điểm này, có 49 hộ nghèo trong bản đang tiếp tục vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Nhảy sạp trong lễ mừng bản Kẻ Nính được công nhận bản văn hóa. Nhảy sạp trong lễ mừng bản Kẻ Nính được công nhận bản văn hóa.

 

Đặc biệt, trong bản đã hình thành 3 tổ nhóm xây dựng đổi công để giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Gia đình nào trong tổ, nhóm xây nhà cửa, thì các thành viên cùng tham gia hỗ trợ ngày công. Để xây được một ngôi nhà cấp 4 ở Kẻ Nính, phải mất 50-60 triệu đồng, nhưng nhờ tham gia tổ xây dựng đổi công, chi phí đã giảm gần 1 nửa. Cách làm này đã tạo ra mối đoàn kết trong cộng đồng. Không những thế, các tổ còn nhận thầu xây dựng các công trình khi có hợp đồng hay yêu cầu. Nhờ vậy, người dân đã tạo ra việc làm, thu nhập cho mình và gia đình…

Bí thư Chi bộ Vi Thị Luyến chia sẻ, từ những kết quả đạt được, Kẻ Nính đã đặt ra mục tiêu tiếp tục vươn lên trở thành bản nông thôn mới của xã Châu Hạnh.

MINH THỨ - ĐÀO TẤN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 3 phút trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 12 phút trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 17 phút trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Tối 16/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Glei (Kon Tum) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh cứ điểm Đăk Pék, cùng đông đảo Nhân dân địa phương
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.