Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Bản hương ước đặc biệt

Việt Thắng - Khánh An - 17:38, 14/02/2022

Về bản Boong, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), gặp bất kỳ ai cũng thuộc vanh vách bản hương ước của bản, dù nó đã qua 4 lần sửa đổi. 30 năm qua bản hương ước đặc biệt này ra đời, hơn 100 hộ dân bản Boong, nhất là lớp trẻ sống trong yên bình, không một ai vướng vào tệ nạn…

Bản Boong đạt danh hiệu bản văn hoá
Bản Boong đạt danh hiệu bản văn hoá

“Lệ làng” bảo vệ bản

Ông Lô Văn Quang, một người dân của bản Boong kể, từ mấy chục năm nay, đường làng, ngõ bản luôn sạch sẽ, dẫu ngày trước toàn là đường đất. “Vì ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh, ai cũng có trách nhiệm xây dựng bản văn minh, bảo vệ bản an toàn”, ông Quang nói. Cũng theo ông Quang, năm 1990, bấy giờ ông được bà con bầu làm Phó Trưởng bản, ông là một trong những người chấp bút để xây dựng hương ước của bản Boong. Hồi đó, bản hương ước chỉ có 5 điều, 10 khoản, cơ bản là quy định về việc chăn thả, nuôi nhốt trâu bò, lợn gà, vệ sinh bản làng…

Ông Quang cho biết: “Ngày xưa, bà con toàn nhốt trâu, bò, lợn, gà dưới sàn nhà, rất mất vệ sinh rồi dẫn đến bệnh tật. Hoặc, thả rông trâu bò, phá hoại hoa màu của nhau, dẫn đến mâu thuẫn trong bản. Từ ngày có hương ước, bà con răm rắp tuân theo”.

Ông Lô Văn Quang, một trong những người chấp bút xây dựng hương ước bản Boong
Ông Lô Văn Quang, một trong những người chấp bút xây dựng hương ước bản Boong

Nét mặt ông Quang phấn chấn hơn, điệu bộ nghiêm trang như thể sắp công bố một điều gì đó rất hệ trọng. “Năm 1997, tện nạn ma túy tấn công các huyện vùng cao của Nghệ An. Mấy bản quanh bản Boong ngày một nhiều thanh niên nghiện ngập. Bản Boong lập tức bổ sung thêm 5 điều vào hương ước, rằng: Các hộ dân không được để con cái nghiện ma túy, không tham gia buôn bán ma túy. Nếu trường hợp bị nghiện phải tự bỏ tiền để cai nghiện để giảm gánh nặng cho xã hội, trường hợp nghiện nặng mới được đưa đi cai nghiện. 100% người dân đã tham gia ký bổ sung hương ước, họ hồ hởi ký là vì ai cũng muốn con em mình được bảo vệ, không bị dính vào tệ nạn nguy hiểm này”.

Hương ước của bản Boong lại thêm một lần sửa đổi, mục đích cũng không ngoài việc bảo vệ đời sống dân bản, phòng tránh ngay từ đầu tệ nạn mới xuất hiện. Số là ngày càng có nhiều tàu khai thác vàng trên sông Lam, đoạn chảy qua xã Lạng Khê. Người tứ xứ về khai thác vàng, kéo theo tệ nạn mại dâm. Bà con bản Boong lại thêm một lần ký bổ sung hương ước: Đàn bà, con gái trong bản không được bán dâm. Ai vi phạm phải phạt bằng tiền và phải xin lỗi cộng đồng.

“Hương ước đã bảo vệ bản Boong của ta như thế đó. Không một ai nghiện ngập, buôn bán ma túy, mua bán dâm… trong lúc các bản xung quanh đều bị tệ nạn ma túy, mại dâm tấn công ghê lắm. Ngay cả việc thanh niên nhuộm tóc xanh, đỏ cũng được hương ước quy định cấm”, ông Quang tỏ ra rất phấn khởi.

Năm 2017, trước tình trạng thanh niên đi làm ăn xa trở về có chiều hướng lai căng về đầu tóc, ăn mặc, tác phong, bản hương ước của bản lại được sửa đổi thêm lần nữa. Theo ông Quang, các bậc cha anh không khắt khe với con trẻ, các cháu phải tiếp thu cái mới, cái đẹp nhưng cũng phải biết nâng niu, trân trọng và giữ gìn nét văn hóa truyền thống. Cho nên khi hương ước có thêm quy định về đầu tóc, trang phục của thanh niên trong bản, thì bà con mừng vui lắm.

Ông kể: Năm 2018, cháu Lô Văn T. đi làm ăn xa, trở về với mái tóc vàng hoe. Chưa đến cổng bản, bố cháu T. đã nhận được điện thoại của một người dân báo tin, liền phóng xe ra đầu bản, đưa cho con 500.000 đồng, yêu cầu đi nhuộm lại tóc đen mới được về nhà. Cháu T. sau khi được bố giải thích, thì vui vẻ làm theo và hứa không bao giờ “tái phạm” nữa.

Nhận xét về hiệu quả của bản hương ước bản Boong, bà Lô Thị Thủy, Chủ tịch UBND xã Lạng Khê, nói: Bản hương ước và cách thực hiện, giám sát thực hiện hương ước của bản Boong là một điển hình hiếm có.

Nhà sàn bằng bê tông ở xã Chi Khê
Nhà sàn bằng bê tông ở xã Chi Khê

Giữ nhà sàn và giữ rừng

Ông Lô Hồng Thuyên, một người dân bản Lam Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông rất tự hào về hương ước của bản ông. Theo ông Thuyên, từ năm 1972, bản ông đã xây dựng hương ước, trong đó quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước khe suối…

“Ngày xưa thú giữ nhiều nên bà con phải làm nhà sàn để tránh thú rừng tấn công. Ngày xưa chỉ cần vào rừng là có gỗ làm nhà, bây giờ gỗ ít rồi, để giữ được nếp nhà sàn không phải là chuyện dễ. Làm sao để vẫn giữ được nếp nhà sàn mà vẫn giữ được rừng”, ông Thuyên mở đầu câu chuyện về hương ước bảo vệ rừng của bản ông như thế. 

Và, cách mà người dân bản Lam Khê vừa giữ được nếp nhà sàn lại vừa giữ được rừng là từ 20 năm nay, bà con đã chuyển sang dùng bê tông thay gỗ. Bản hương ước năm 2004, có nội dung: “Phải hạn chế tối đa việc sử dụng gỗ tự nhiên để làm nhà".

 Thế là, từ đó đến nay, các gia đình ở bản Lam Khê sửa lại nhà hoặc làm nhà mới đều sử dụng cột, kèo, xà bằng bê tông. Sử dụng bê tông vừa chắc, bền lại còn tiết kiệm được nhiều, khoảng từ 50 - 60% kinh phí so với gỗ. Ông Thuyên kể, năm 2013, ông sửa lại căn nhà sàn 4 gian, trong đó 20 cột hoàn toàn bằng bê tông; phần còn lại được tận dụng gỗ từ nhà cũ, vách thưng được dùng từ gỗ công nghiệp… tuyệt đối không vào rừng đốn một cây gỗ nào.

Ông Thuyên xòe bàn tay, nhẩm tính, bản Lam Khê có 194 nóc nhà, phần lớn đều là nhà sàn và đến 95% được làm bằng bê tông, nhiều nhà còn sơn giả gỗ, trông không khác gì nhà sàn xưa. “Cũng từ hương ước mà 20 năm nay, không còn tình trạng nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn. Ai cũng đã xây chuồng trại xa nhà ở để nhốt gia súc gia cầm”, ông Thuyên cho biết.

Từ bản Lam Khê, xu hướng làm nhà sàn bằng bê tông đã lan ra nhiều bản khác. Bản Liên Đình càng đẹp hơn khi mà đường đi lối lại trong bản như một ô bàn cờ khổng lồ. Ngoài vận động bà con bảo vệ rừng, giữ gìn nét đẹp văn hóa Thái… thì hương ước của bản Liên Đình còn quy định, sau 22 giờ 30, khi có tiếng kẻng vang lên thì mọi hoạt động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác đều được coi là vi phạm.

Trưởng bản Liên Đình - ông Lô Hồng Thái cho biết: “Quy định như thế để ai cũng có ý thức giữ gìn sự bình yên của bản, đồng thời tránh tình trạng cãi vã to tiếng trong gia đình, giữa láng giềng, ngoài ra còn kiểm soát được người xấu vào bản…”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:22, 17/05/2024
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 19:17, 17/05/2024
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 19:08, 17/05/2024
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 18:55, 17/05/2024
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 18:50, 17/05/2024
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 18:45, 17/05/2024
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 18:43, 17/05/2024
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 18:38, 17/05/2024
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 18:34, 17/05/2024
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 18:31, 17/05/2024
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.