Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ấm áp vùng biên Lóng Sập

PV - 10:01, 24/08/2018

4 giờ sáng, khi những làn sương trắng bạc còn giăng đầy trên những triền núi và những nóc nhà nơi xã vùng cao biên giới Lóng Sập (Mộc Châu, Sơn La), cũng là lúc những chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập lục đục dậy để chuẩn bị bữa cơm sáng. Vẫn là những công việc thường ngày, người vo gạo, người rửa rau, tráng trứng hay bổ những quả su su xanh mướt được hái từ vườn rau do chính các anh tăng gia… Cũng như những ngày trước đó, ngoài khẩu phần cơm của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, sẽ có 48 suất cơm được để riêng ra. Đó là những suất cơm cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị san sẻ cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang học ở xã, trong đó có 14 học sinh tại điểm trường lẻ Buốc Pát…

vùng biên giới Lóng Sập Bữa cơm do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập hỗ trợ cho học sinh mầm non điểm Buốc Pát.

Đã 6 năm rồi, ngày nào cũng vậy, trước giờ vào lớp khoảng 1 tiếng đồng hồ cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập lại thay nhau mang cơm lên cho các em học sinh mầm non và tiểu học ở bản nghèo Buốc Pát cách đó 4km. Gần 20 phút đi bằng xe máy trên con đường đất ngoằn ngoèo khó đi dẫn lên bản, càng đi càng lên cao, chúng tôi đã có mặt tại bản Buốc Pát. Theo hướng chỉ của Trung tá Tòng Văn Sáng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, nhìn thấy ẩn trong làn sương sớm phía trước chừng 1km là 2 lớp học mầm non, tiểu học lợp tôn xanh với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió nằm trên một quả đồi bát úp.

Đón chúng tôi là chị Lò Thị Tuyên, giáo viên tiểu học và chị Lê Thị Thu, giáo viên mầm non. Cả 2 cô giáo đều ở ngoài thị trấn Mộc Châu, cách điểm lẻ Buốc Pát hơn 40km. Vẫn là những công việc thường ngày, 2 cô giáo cùng những chiến sĩ biên phòng nhanh chóng chia đều những khẩu phần cơm cho 7 học sinh mầm non và 7 học sinh tiểu học. Cô giáo Lò Thị Tuyên vừa chia cơm vừa nói: Nhiều năm rồi, nhờ có sự hỗ trợ về bữa cơm sáng cho các em nhỏ trong bản mà việc huy động các em đến lớp của chúng tôi bớt đi được nhiều khó khăn. Trước đây, để học sinh đến lớp đầy đủ như này là điều rất khó. Có năm học, cả bản có hơn 30 học sinh trong độ tuổi đến lớp thì thiếu tới 80%. Chỉ đến khi cán bộ, chiến sĩ biên phòng hỗ trợ cho các em bữa cơm sáng, dựng lớp học và giúp đồng bào cây, con giống phát triển sản xuất thì việc học của trẻ em trong bản mới được đảm bảo hơn.

Đưa chúng tôi ra thăm 2 nhà lớp học đang được xây dựng từ sự hỗ trợ của huyện, cô giáo Lê Thị Thu, chia sẻ: Buốc Pát là một bản nghèo nhất của xã Lóng Sập. Trước đây, lớp học chỉ là tranh tre, vách nứa, ngồi trong lớp học có thể nhìn thấy mặt trời. Đồ vật lành lặn nhất của lớp học chỉ là hơn chục bộ bàn ghế học sinh và mấy chiếc bảng gỗ do cán bộ, chiến sĩ biên phòng tặng. Việc các em không đi học là do gia đình quá nghèo, những người gọi là trụ cột trong gia đình đều liên quan tới ma túy và đang phải đi cải tạo. Như hiện tại, cả bản có 14 hộ thì có tới 9 hộ liên quan tới ma túy, trong đó có những hộ cả ông bà, bố đang phải đi cải tạo do liên quan tới ma túy hoặc có hộ một mình bà nội phải nuôi các cháu... Do vậy, nếu không có sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ biên phòng, sự phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền vận động thì khó có thể đưa các em đến lớp học được như hôm nay.

Cô giáo Phạm Thị Huệ, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lóng Sập, khẳng định: Việc phối hợp, giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập không chỉ dừng ở việc hỗ trợ bữa ăn sáng cho các em học sinh mà còn phối hợp tốt với các thầy cô giáo trong việc tu sửa cơ sở vật chất, giúp cho các em học sinh bán trú và các điểm lẻ đặc biệt khó khăn có được chỗ ăn, ở, đảm bảo để các em có thể là xa gia đình và thực hiện tốt công tác học tại nhà trường.

vùng biên giới Lóng Sập Chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập chuẩn bị cơm sáng cho học sinh bản Buốc Pát.

Đúng như những gì mà các giáo viên nơi đây chia sẻ, cách đây khoảng 8 năm thôi, khi mà “cơn bão” ma túy đang làm khổ đời sống người trong bản thì cũng là quãng thời gian trẻ em trong bản không được đi học, không được quan tâm chăm sóc. Thậm chí, mới ở lứa tuổi lớp 1, lớp 2 mà các em đã phải đi bẻ ngô, nhổ sắn thuê ở các bản dưới hay ở nhà trông em… Cấp ủy, chính quyền và nhà trường đã nỗ lực vào cuộc nhưng vẫn không hiệu quả. Và đây cũng là một trong những việc từng được coi là khó giải quyết.

Thế rồi, cùng những ý tưởng sáng tạo, cách làm thiết thực khi vận dụng, triển khai hiệu quả Chỉ thị 03 và nay là Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” , cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập đã đưa được các em đến với lớp học.

Anh Tòng Văn Sáng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, cho biết: Kể từ khi có Cuộc vận động Học và làm theo lời Bác, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã vận dụng và lựa chọn được nhiều việc làm ý nghĩa, như: Hỗ trợ áo ấm, chăn ấm, làm nhà cho đồng bào, học sinh khó khăn, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi cho các bản nghèo, khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân 2 bên biên giới… Từ năm 2012 đến nay, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động Học và làm theo lời Bác, Đảng ủy, Ban Chỉ huy đơn vị đã họp bàn và thống nhất hỗ trợ các cháu ở điểm trường Buốc Pát bữa ăn sáng, nhằm giúp các em có điều kiện đến trường.

6 năm qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập đã huy động cán bộ chiến sĩ hàng tháng trích một phần từ tiền lương phụ cấp của mình để chung tay với bà con nhân dân ở tại bản. Đến nay, ngoài việc đang đỡ đầu 2 học sinh là con em 2 bên biên giới học hết lớp 12, đơn vị đã nhân rộng mô hình hỗ trợ bữa ăn cho 34 học sinh thuộc 4 bản khó khăn trong xã đang theo học tại khu trung tâm. Được biết, trong thời gian tới, Đồn sẽ tiếp tục đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Trong đó, sẽ tập trung hơn nữa việc khắc phục khó khăn, giúp nhân dân hai bên biên giới phát triển kinh tế, ổn định đời sống, củng cố hệ thống trị ở cơ sở và bảo vệ vững chắc khu vực chủ quyền, an ninh biên giới…

Câu chuyện đầy ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập được xuất phát từ việc học tập và làm theo lời Bác Hồ đã và đang thắp sáng thêm tình quân dân nơi vùng cao biên giới, góp phần tạo ra được một thế hệ không liên quan tới ma túy. Chính việc làm thiết thực này đã và đang làm thay đổi suy nghĩ của đồng bào, thêm quyết tâm khi cho con em mình đi học. Tôi chợt nghĩ, nếu không có việc làm đầy ý nghĩa của những người lính cụ Hồ nơi vùng cao biên giới này, thì bao trẻ em ở bản Buốc Pát sẽ đi về đâu. Và nếu không có những việc làm thắm đượm tình quân dân đó thì khó có thể xoa dịu được nỗi đau từ “cơn bão ma túy” từng làm khổ bao thế hệ đồng bào nơi đây…

QUỐC TUẤN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 7 phút trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 14 phút trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 16 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Việc làm và

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 18 phút trước
Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 22 phút trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 29 phút trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 44 phút trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 49 phút trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.