Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ý thức người dân là khâu quyết định

PV - 12:47, 12/09/2021

Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số về phòng, chống dịch là nhiệm vụ cấp bách được các ban, ngành, địa phương ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) ưu tiên.

Các ban, ngành, đoàn thể xã Lâm Đớt tổ chức cho người dân ký cam kết về phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Các ban, ngành, đoàn thể xã Lâm Đớt tổ chức cho người dân ký cam kết về phòng, chống dịch bệnh Covid-19

A Ngo là xã giáp ranh thị trấn A Lưới, nơi có nhiều trường hợp F1 và F2 đang thực hiện cách ly y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà. Nhiệm vụ cấp bách được địa phương tập trung thực hiện lúc này là huy động toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở giám sát chặt chẽ khâu cách ly tại nơi cư trú; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo 5K , cũng như quy trình phòng, chống dịch bệnh.

Hộ bà P.T.L (thôn Bình Sơn, xã A Ngo) có mẹ chồng là đối tượng F1 phải cách ly tập trung. 4 thành viên còn lại trong gia đình đều là F2, đang được cách ly, theo dõi y tế tại nhà.

Được địa phương tuyên truyền, vận động, giám sát chặt chẽ và được hỗ trợ các điều kiện sinh hoạt như bố trí hội viên phụ nữ đi chợ mua giúp thực phẩm, nhân viên y tế thôn theo dõi sức khỏe... các thành viên trong gia đình đều yên tâm chấp hành nghiêm quy định cách ly tại nơi cư trú.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ cộng đồng phòng, chống dịch Covid-19 thôn Bình Sơn, xã A Ngo cho biết, Tổ cộng đồng phòng, chống dịch của thôn rà soát tất cả các trường hợp cách ly, theo dõi y tế tại nhà để lên danh sách phân công giám sát chặt chẽ, có nhật ký từng ngày. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, tổ phân công trách nhiệm cho từng thành viên như hội viên nông dân, phụ nữ, thanh niên, y tế thôn... hỗ trợ các gia đình đang thực hiện cách ly.

Công tác giám sát, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, kiến thức trong phòng, chống dịch bệnh đang được các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị ở A Lưới tiến hành khẩn trương. Các xã, thị trấn tổ chức rà soát các đối tượng F2, đối tượng trở về từ vùng dịch, đã hoàn thành cách ly tập trung ở các khu tập trung của tỉnh, đang tiếp tục cách ly theo dõi y tế tại nhà để tuyên truyền, vận động, đồng thời tổ chức cho người dân ký cam kết tự giác chấp hành đúng quy định về cách ly tại nơi cư trú.

Tại các xã biên giới, tổ tình nguyện viên gồm các đoàn thể như, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên các xã phối hơp cùng lực lượng Biên phòng tiến hành “đi từng ngõ, gõ từng nhà” thực hiện rà soát, tuyên truyền các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch ở địa phương.

Thiếu tá Trần Quốc Toản, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt cho biết, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh với nhiều hình thức như tổ chức ký cam kết, phát khẩu trang miễn phí, phát tờ rơi, phát dung dịch sát khuẩn và hướng dẫn đồng bào khai báo y tế...

Ông Nguyễn Minh Sang, Già làng thôn A Tin, xã Lâm Đớt bày tỏ, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền sâu rộng về phòng, chống dịch giúp đồng bào hiểu, tuân thủ các quy định là bảo vệ mình, gia đình mình và cả cộng đồng thôn, bản.

Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống dịch trong đồng bào dân tộc, việc lấy mẫu xét nghiệm đang diễn ra rất khẩn trương tại nhiều địa phương, lực lượng chức năng vào cuộc rốt ráo nhằm bảo đảm việc lấy mẫu nhanh gọn, hiệu quả, quyết liệt trong toàn huyện.

Bác sĩ Lê Quang Phú, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện A Lưới cho biết, lực lượng y tế cũng rất quan tâm hướng dẫn các trường hợp đang cách ly tại nhà theo dõi sức khỏe, khi nhận thấy có triệu chứng bất thường như ho, sốt, mệt mỏi, khó thở, tức ngực... cần báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.




Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 7 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.