Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Y tế trên tàu thuyền đánh cá ít được chú trọng

PV - 14:39, 29/01/2018

Khi đánh cá giữa biển khơi, ngư dân có nguy cơ gặp nhiều bất trắc, nhất là tai nạn lao động diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều có tâm lý chủ quan, chưa trang bị tủ thuốc trên tàu, thậm chí chưa có kiến thức y tế cơ bản để xử lý mỗi khi thuyền viên trên tàu bị bệnh hoặc tai nạn.

Hầu hết tàu thuyền không có tủ thuốc

Mỗi năm tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) có hơn 22.000 lượt tàu thuyền ra vào. Số tàu thuyền này đến từ khắp các tỉnh từ Nam Định đến Bình Định, Quảng Ngãi... mỗi tàu có từ 7 đến 10 thuyền viên. Chỉ có hai tàu cá công suất lớn là Triệu Vy 09-96709 và tàu Thành Đạt 08-96708 của Hà Tĩnh được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ tại cảng cá này là được trang bị tủ thuốc y tế, còn tất cả các tàu thuyền đều không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ.

Tủ thuốc được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hỗ trợ cho ngư dân xã Cẩm Nhượng từ năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay, do kiến thức y tế còn hạn chế, nhiều loại thuốc ngư dân chưa biết cách sử dụng nên vẫn còn nguyên vẹn. Tủ thuốc được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hỗ trợ cho ngư dân xã Cẩm Nhượng từ năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay, do kiến thức y tế còn hạn chế, nhiều loại thuốc ngư dân chưa biết cách sử dụng nên vẫn còn nguyên vẹn.

 

Ông Nguyễn Hồng Nhật (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vừa có tàu cập cảng Cửa Sót cho biết, tàu của ông có công suất 200CV nhưng không có tủ thuốc. Thực tế ông có mua một số ít loại thuốc như cảm cúm, đau đầu, đau bụng bỏ trong túi để đề phòng mà thôi. Nếu như lỡ có ai bị thương, sứt tay chảy máu thì với kinh nghiệm và thói quen của người dân từ xưa tới giờ, sẽ lấy mảnh vải quần áo quấn lại để cầm máu rồi vết thương tự lành nhưng nhiều khi cũng bị hoại tử. Chỉ khi nào nặng quá thì mới vào bờ hoặc liên hệ với đất liền nhờ cứu hộ.

Tất nhiên, theo ông Nhật, nếu như có tủ thuốc với đầy đủ thuốc sát trùng, băng để băng bó vết thương… thì sẽ đảm bảo hơn. Nhưng bao nhiêu năm người dân không có cũng đã quen. Tàu của ông công suất đã khá lớn còn không có, thì những tàu nhỏ hơn lại càng ít quan tâm.

Tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có tất cả 241 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 25 chiếc trên 90CV thường xuyên đánh bắt dài ngày. Địa phương cũng quan tâm tổ chức tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn trên biển như trang bị áo phao, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị y tế và tủ thuốc trên tàu. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Lê, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Nhượng, dù được tuyên truyền vận động nhưng người dân chưa thực sự quan tâm.

Cần quan tâm hơn nữa

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có khoảng 6.000 tàu thuyền các loại, hầu hết đều không có tủ thuốc y tế mà người dân tự mua những loại thuốc cơ bản quen thuộc theo kinh nghiệm của mình.

Ông Lê Tiến Hải, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho rằng, thực tế nhiều người dân vẫn quan tâm đến vấn đề này. Theo ông, dù con tàu có lớn đến bao nhiêu thì khi trên biển cũng chỉ như chiếc lá tre giữa mênh mông sóng gió, luôn gặp nhiều hiểm nguy và tai nạn. Đặc biệt những lúc thời tiết xấu, sóng lớn thì thể trạng và sức khỏe con người khó đáp ứng được. Hay những khi bị tai nạn nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm nếu chưa kịp về đến đất liền.

“Tuy nhiên, để người dân có nhận thức và hiểu biết cao hơn về vấn đề này thì cần sự quan tâm, vào cuộc của ngành y tế nói riêng và các cấp chính quyền hơn nữa. Hiện tại, các cuộc tuyên truyền, vận động về y tế trên tàu thuyền cũng có nhưng rất ít, và nếu có thì còn rất hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, “chưa thực sự đi vào lòng dân”. Và vì nhận thức của nhiều ngư dân còn hạn chế, nên nếu có tổ chức thì nhiều người lại không muốn đi hoặc đùn đẩy sang cho vợ, con để đi cho có”, ông Hải nói.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đường Công Lự, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho rằng hiện chính sách của Nhà nước về vấn đề y tế trên tàu thuyền vẫn còn rất hạn chế. Riêng các tàu lớn thì đã có chính sách bắt buộc về việc phải có nhân viên y tế, còn đối với tàu nhỏ, người dân vẫn tự lo cho mình là chủ yếu. “Nếu như có nhiều chính sách cụ thể của Nhà nước quan tâm về vấn đề này hơn nữa thì y tế cơ sở sẽ có nhiều điều kiện để thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và hỗ trợ tốt hơn cho ngư dân trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe trên biển”, ông Lự cho biết.

VĂN ĐÔNG - MAI NGUYỄN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 14 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 14 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 15 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).