Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân của những giáo viên cắm bản

Hà Minh Hưng - 11:35, 02/02/2023

Mỗi mùa Xuân về, nhiều thầy cô giáo cắm bản ở vùng cao Lai Châu lại bồi hồi nhớ về quê nhà... Với không ít người, bao nhiêu cái Tết trôi qua là bấy nhiêu năm họ lặng lẽ, cần mẫn hy sinh niềm riêng, gắn bó với bản làng vì sự nghiệp trồng người nơi gian khó...

Không gian Hội chợ Xuân để các em biết trân trọng những giá trị cổ truyền của dân tộc
Không gian Hội chợ Xuân để các em biết trân trọng những giá trị cổ truyền của dân tộc

Đón Xuân trên đỉnh Tả Lèng

Bên ấm trà thơm, đặc trưng vị trà rừng Tả Liên Sơn, cô giáo Nguyễn Thị Quyên, giáo viên Trường Tiểu học Tả Lèng, huyện Tam Đường bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Lai Châu công tác. Được biết, chị quê Thái Bình, năm 2000, chị theo anh trai lên Tây Bắc chơi, cảnh sắc và con người nơi đây đã hớp hồn cô gái mới lớn...

Nghe tin, tỉnh Lai Châu tuyển giáo viên tham gia dạy lớp xóa mù chữ, Quyên quyết định lên vùng cao làm cô giáo bản. Dạy được 1 năm, chị đăng ký học lớp Trung cấp Sư phạm ở Tuần Giáo - Điện Biên. Tốt nghiệp Sư phạm, Quyên xin trở lại Tả Lèng để tiếp tục sự nghiệp “trồng” người. Chị được phân công đảm nhiệm lớp 1. Chính trong những ngày ở bản chị đã bén duyên với anh Bộ đội cắm cơ sở và giờ họ đã về một nhà.

“Tết ấm vùng cao” là chủ đề được cô và trò Trường Mầm Non xã Tả Lèng duy trì nhiều năm qua
“Tết ấm vùng cao” là chủ đề được cô và trò Trường Mầm Non xã Tả Lèng duy trì nhiều năm qua

Ngược núi Tả Lèng, chúng tôi gặp cô giáo Đèo Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tả Lèng. Xuân này là năm thứ 16, cô giáo Tâm cắm bản. Hẳn phải là người yêu nghề, mến trẻ nhiều lắm mới làm được như thế. Đèo Thị Tâm là người con gái Thái chính gốc Mường So - địa danh nức tiếng là vùng có con gái đẹp nhất nhì nước Việt. Tình yêu của Tâm là câu chuyện đẹp có hậu.

Ngày trước, cô gái đẹp xứ Thái vùng Mường So - Đèo Thị Tâm là sinh viên ngành Mầm non của trường Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương, trong một lần tham dự sự kiện sinh viên Thủ đô, không biết “trời xui đất khiến” thế nào mà cô phải lòng chàng trai Thái Bình sinh viên Đại học Văn hóa. Lẽ thường, Tâm đã về Thái Bình làm dâu, nhưng nghĩ đến bản làng, đến những đàn em ríu rít gọi chị Tâm mỗi lần về bản là cô không khỏi chạnh lòng. “Anh thương em, thì lên làm rể bản Thái”, là thông điệp cô gửi đến anh và theo tiếng gọi tình yêu, chàng trai “quê hương 5 tấn”, mang trầu cau lên chín bậc nhà sàn. Một đám cưới của “2 xứ Thái” gặp nhau đẹp như câu chuyện cổ tích, như những điệu xòe bất tận...

Quê hương thứ 2

Cô giáo Dương Thị Lương, quê Vĩnh Bảo (Hải Phòng) giáo viên Trường THCS xã Làng Mô, (huyện Sìn Hồ) 20 năm nên duyên cùng thầy giáo người Dao quê Sìn Hồ - Tẩn Văn San. 20 năm làm dâu vùng cao thì có 13 năm gia đình chị đón Xuân tại khu tập thể của nhà trường. Giờ thì họ đã cất được một ngôi nhà gỗ chắc chắn cách trường Làng Mô chừng 20km.

Quà tết của bà con Tam Đường dành tặng thầy cô giáo khi tết đến, xuân về là những sản vật mộc mạc mang từ núi, từ rừng về
Quà tết của bà con Tam Đường dành tặng thầy cô giáo khi tết đến, xuân về là những sản vật mộc mạc mang từ núi, từ rừng về

Tết đến Xuân về, mỗi khi quây quần bên gia đình nhỏ, cô Lương lại nhớ quê, nhớ thời son trẻ, một mình lên vùng cao thử việc. Năm 2005, cô nhận quyết định về xã Làng Mô công tác. Cô Lương quyết định bắt xe ôm vào đó một chuyến xem sao, “nếu không ổn thì coi như một chuyến đi chơi”, chị nghĩ vậy. Nhưng vào đến nơi cái bụng cô đau nhói vì những cú xóc lộn ruột gan, bởi đường toàn ổ voi. Cơn đau bụng mỗi lúc một nặng, không thể ngồi xe được, lúc ấy cô chỉ muốn về quê ngay. Bác xe ôm dìu cô vào nhà người dân ven đường, nhà tối om, chị chủ nhà mặt lầm lì không nói nửa lời, múc cho cô bát canh, ra hiệu uống đi; khi ấy cô chỉ biết nhìn và làm theo. Làm một hơi, rùng mình đắng ngắt, rồi thấy ngòn ngọt cuống lưỡi. Sau bát canh cơn đau bụng chấm dứt, từ lúc ấy, hình ảnh người phụ nữ Mông địu con lầm lũi bên bếp lửa làm chị mường tượng các nhân vật trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, chị không nghĩ chuyện trong sách là có thật: “Tuổi trẻ của mình không thể để hoài, để uổng, phải làm một cái gì đó cho vùng đất này”, Lương quyết tâm!.

Phải là những bông hoa chuối rừng đẹp nhất, tươi nhất được các trò người Mông Lai Châu lựa, biếu thầy cô giáo để chơi xuân
Phải là những bông hoa chuối rừng đẹp nhất, tươi nhất được các trò người Mông Lai Châu lựa, biếu thầy cô giáo để chơi xuân

Ngôi nhà gỗ tại bản Cuổi Tở, xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ của vợ chồng thầy giáo Nguyễn Thái Sương và cô Hà Thị Thanh Hải quê Phú Thọ năm nào cũng chật ních những cành đào, lá dong, gạo nếp là quà của học sinh và phụ huynh từ bản mang về tết thầy cô. Nậm Cuổi là xã xa nhất nhì huyện Sìn Hồ, nơi định cư của đồng bào Thái đen, chỉ đi xuồng máy trên lòng hồ sông Đà khoảng 2 giờ đồng hồ là sang đất Quỳnh Nhai (Sơn La), cũng vì giao thông đi lại quá khó khăn nên khoảng 3 đến 4 năm anh chị mới về quê một lần.

Năm 2006, sau một đêm không ngủ bởi tiếng tàu hoả xình xịch từ Phú Thọ ngược Lào Cai, rồi bắt xe khách cả lên Lai Châu, rồi chờ cả tuần nhận quyết định về Nậm Cuổi dạy học. Kỷ niệm đáng nhớ mãi đến giờ với cô Hải là ngày đầu đến lớp, học trò cứ nhìn cô mắt tròn xoe, hỏi không nói một lời, thì ra nhiều em nhút nhát bởi tiếng phổ thông chưa rõ. Thế là cô vừa dạy chữ, vừa dạy phát âm tiếng Việt. Thanh xuân của cô là những ngày họp trường. Ngày ấy, các giáo viên cắm bản cả tháng, chỉ khi nhận giấy viết tay mời họp của hiệu trưởng, thì các thầy cô mới cuốc bộ ra trung tâm xã.

Tết đến xuân về, quà của học sinh vùng cao Lai Châu mang đến tặng thầy cô giáo đơn giản là cành đào rừng, hoa chuối mộc mạc nhưng mang đầy sắc xuân
Tết đến xuân về, quà của học sinh vùng cao Lai Châu mang đến tặng thầy cô giáo đơn giản là cành đào rừng, hoa chuối mộc mạc nhưng mang đầy sắc xuân

Nghề giáo biết bao kỷ niệm, nhưng kỷ niệm nhớ nhất với chị là ngày Tết người Thái hay làm món “khẩu xén”, đó là món ăn truyền thống được làm từ gạo nếp và sắn nương, Tết ở bản nhà nào cũng làm “khẩu xén”. Vì nhớ quê, cô và các giáo viên cắm bản bàn nhau vào rừng lấy lá dong gói bánh chưng. Bà con các bản thấy lạ, kéo đến xem đông lắm, vừa gói bánh, thầy cô giải thích cho bà con về “truyền thuyết Lang Liêu”, về “sự tích bánh chưng, bánh giầy” và cũng từ Xuân ấy, bà con ở bản xa biết gói bánh chưng vào các ngày Tết.

Trưởng bản Cuổi Tở, Lừ Văn Bính (xã Nậm Cuổi) phấn khởi: “Nhiều thế hệ các thầy cô giáo dưới xuôi lên dạy chữ cho con em, người Thái Cuổi Tở ai cũng quý, kính trọng các thầy cô. Ngày trước tìm trong bản ra người biết chữ hiếm lắm, nay bản mình ai cũng biết chữ cả, có được điều đó là nhờ công của các thầy cô dạy dỗ. Không chỉ có gia đình thầy Sương, cô Hải mà nhiều gia đình giáo viên ở đây giờ đã thành người của bản Cuổi Tở rồi!”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào DTTS

Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào DTTS

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Luôn đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động phong trào, trực tiếp tại cơ sở hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tuyên truyền cho người dân các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… đó là những việc mà các đảng viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã và đang thực hiện. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Triệt phá đấu tranh thành công Chuyên án A424.2p, thu giữ 70 kg ma túy các loại

Triệt phá đấu tranh thành công Chuyên án A424.2p, thu giữ 70 kg ma túy các loại

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh triệt phá thành công Chuyên án A424.2p, bắt quả tang 2 đối tượng quốc tịch Lào đang vận chuyển khoảng 70 kg ma túy các loại từ Lào về Việt Nam.
Ngoại hạng Anh: Arsenal đòi lại ngôi đầu sau chiến thắng trước Man United

Ngoại hạng Anh: Arsenal đòi lại ngôi đầu sau chiến thắng trước Man United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, dù phải hành quân đến sân Old Trafford nhưng Arsenal đã xuất sắc đánh bại đội chủ nhà để rời đi với 3 điểm và đòi lại vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng.
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Xã hội - Tiêu Dao - 19:46, 12/05/2024
Sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ lẻ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để khắc phục những hạn chế bất cập trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng DTTS khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.