Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vụ việc nhiều hiện vật quý ở "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" bị đánh cắp - Nhiều thông tin được làm rõ

Ngọc Thu - 08:29, 12/04/2024

Những ngày qua, tại Gia Lai, báo chí và các trang mạng xã hội đang rộ tin về một số hiện vật trưng bày tại triển lãm ngoài trời "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" nằm trong khuôn viên quảng trường Đại Đoàn Kết, (TP. Pleiku) bị đánh cắp, với những video, hình ảnh xác thực sự việc. Tuy nhiên, theo những người trong cuộc cho biết, đây chỉ là “phép thử” cho công tác bảo vệ tại đây.

Hiện vật trống đồng đang được trưng bày tại khu vực nhà dài Ê Đê trong khu vực quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Hiện vật trống đồng đang được trưng bày tại khu vực nhà dài Ê Đê trong khu vực quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Trước đó, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 27/3, một nhóm đối tượng đã đột nhập, lấy trộm 4 hiện vật đang được trưng bày tại triển lãm "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai". Các hiện vật bị mất gồm: 1 lao thú kim loại tại khu vực nhà Voi - nơi có bộ ghế xương voi độc nhất vô nhị ở Việt Nam; 2 lao thú kim loại tại khu vực nhà rông Xê Đăng và 1 ché nhỏ tại khu vực nhà để ché.

Ngoài ra, còn có một người đàn ông ở Gia Lai, tự ý lấy đi 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn và chuỗi hạt vòng tay hổ phách. Sau sự việc này, một số thông tin đăng tải sự việc: có một người tên P. ở Gia Lai tự ý lấy đi 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn và chuỗi hạt vòng tay hổ phách (là các đồ vật thuộc bộ sưu tập cá nhân của ông Đặng Minh Tâm phối hợp với tỉnh Gia Lai trưng bày tại khu vực quảng trường Đại Đoàn Kết). 

Thông tin nêu sự việc sau đó được bảo vệ phát hiện nên anh P. có đến để trả lại các đồ vật đã lấy. Ngoài ra, để làm sáng tỏ sự việc trước khi đăng tải, người viết đã tìm hiểu ý kiến của lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, chủ nhân bộ sưu tập và cả anh P…

Tuy nhiên, theo thông tin chính thức từ ông P. (Nguyễn Hồng Phương) người được cho là đã lấy hiện vật trưng bày và trả lại sau khi phát hiện và chủ nhân bộ sưu tập cho biết: Vào tháng 12/2023, khi biết thông tin ông Đặng Minh Tâm cùng các cộng sự đã đưa hàng ngàn hiện vật trong bộ sưu tập Tây Nguyên đưa về Gia Lai trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Nhận thấy chương trình ý nghĩa và mình là người dân ở Pleiku nên xin ý kiến để góp chút công sức vì cộng đồng. 

Theo đó, ông P có đề xuất nhiều phần công việc và được các anh các chị có trách nhiệm cho phép trực tiếp thực hiện gồm: lắp đặt thêm 19 bóng đèn led cao áp chiếu sáng tại cụm 54 trụ đá biểu trưng 54 dân tộc; mua, lắp hệ thống 6 camera phục vụ cho công tác an ninh, giám sát; xin gỗ và đẽo 4 cầu thang cho 2 nhà rông Gia Rai và Ba Na; cùng với anh Đặng Minh Tâm sắp xếp, bố trí các hiện vật trưng bày; cho mượn bình chữa cháy CO2…

Đến thời điểm ngày 05/02/2024, ông nhận thấy công tác bảo vệ có khá nhiều sơ hở, các vị trí trọng yếu thường bị bỏ trống, đặc biệt là khu vực nhà rông Ê Đê nơi trưng bày các hiện vật quan trọng nên đã góp ý với đội bảo vệ. Trưa ngày 11/02/2024, nhận thấy hiện vật có dấu hiệu bị mất cắp nên ông đã có xin ý kiến chủ nhân bộ sưu tập, cùng người có trách nhiệm tại khu trưng bày thực hiện “phép thử” nhằm cảnh báo đến đơn vị thực hiện trưng bày. 

Cụ thể là ông đến khu trưng bày, lấy một trống đồng nhỏ, một vòng đeo tay, một cái gùi và rời khỏi hiện trường khoảng 15 phút nhưng không ai phát hiện. Sau đó, ông đưa các hiện vật về nhà. Đến khoảng 13h30 cùng ngày, ông tự đưa các hiện vật nói trên đến Thiên Đường tây Nguyên đặt lại vị trí cũ. Lúc này, có 2 bảo vệ chứng kiến và hỗ trợ ông đặt lại lồng kính, cột dây thép bảo vệ, ngoài ra còn có chị Dung và chị Phượng cán bộ Bảo  tàng tỉnh.

Nhiều hiện vật được trưng bày tại triển lãm "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" bị mất cắp
Nhiều hiện vật được trưng bày tại triển lãm "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" bị mất cắp

Ông Nguyễn Hồng Phương khẳng định: Mọi diễn biến của sự việc, từ trước khi lấy các hiện vật và ra khỏi Thiên Đường Tây Nguyên, cho đến khi hoàn trả về vị trí cũ đều báo cáo, xin ý kiến chủ bộ sưu tập, đồng thời quay phim, chụp hình ngay tại thời điểm thực hiện và gửi lập tức trên nhóm zalo Thiên Đường Tây Nguyên để theo dõi, có biện pháp bảo vệ hiện vật được tốt hơn.

"Tôi rất buồn khi thấy báo chí, các trang mạng viết, đánh giá trái chiều về việc tôi đã làm cho xã hội, mọi chuyện đều rất rõ, tôi không hề làm những việc vi phạm pháp luật. Tôi cũng giải thích với gia đình, bạn bè những việc tôi đã làm để mọi người hiểu rõ”, ông Phương buồn nói.

Làm rõ thông tin sự việc, ông Đặng Minh Tâm khẳng định: "Việc ông Phương lấy hiện vật đi và đưa trở lại tôi đều biết rõ. Việc ông Phương làm có trách nhiệm cá nhân, tôi đánh giá Phương rất cao. Ngoài hỗ trợ về thiết bị bảo vệ hiện vật của tôi, Phương còn hỗ trợ cho đội ngũ chúng tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện việc lắp đặt, trưng bày đến khi giới thiệu đến công chúng.

Trao đổi với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, ông Lê Thanh Tuấn cho hay, sự việc mất cắp hiện vật trưng bày xảy ra tại khu Thiên Đường Tây Nguyên mà ông đề cập, là các hiện vật gồm 3 lao thú và 1 ché sành nhỏ. Hiện lực lượng công an đang tiến hành điều tra các hiện vật này. 

"Riêng với các hiện vật trống đồng, vòng tay có liên quan đến ông Tuấn, tôi chỉ biết sau khi nhân viên báo lại và tôi đề nghị nhân viên tích cực phối hợp, nâng cao trách nhiệm theo dõi, tránh bị mất cắp xảy ra tại khu trưng bày ngoài trời", ông Tuấn thông tin. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 2 phút trước
Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La

Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 7 phút trước
Bà được dân bản ví như cây gỗ lớn trong rừng già, khi già cất lời, ai cũng ưng cái bụng. Người Si La tự hào có bà, bà là chỗ dựa tinh thần, là nhịp nối hiệu triệu mọi người cùng hát vang bài ca “đại đoàn kết dân tộc”. Bà là Hù Cố Xuân, Nghệ nhân Ưu tú, Người có uy tín của dân tộc Si La ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 9 phút trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.