Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Viết nhân tháng cao điểm "Vì người nghèo"

Thanh Hải - 18:57, 23/10/2021

Ủy ban MTTQ Việt Nam vừa phát đi thông điệp về việc thực hiện các hoạt động ý nghĩa, nhân văn trong Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2021, bắt đầu từ ngày 17/10. Đó là điều thực sự cần thiết, nên làm. Về lâu dài, hãy coi đó là việc làm, hành động, suy nghĩ thường xuyên, liên tục, để người nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống, không trở thành gánh nặng và “lực cản” cho sự phát triển của xã hội.

Đồng bào DTTS huyện Sơn Động (Bắc Giang) thụ hưởng nhiều chính sách đa dạng hóa sinh kế, chăm lo đời sống văn hóa. (Ảnh TL)
Từ hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế đang tạo sức sống mới cho vùng đồng bào DTTS huyện Sơn Động (Bắc Giang)

Tháng cao điểm "Vì người nghèo" bắt đầu từ ngày 17/10, với các hoạt động nhằm tạo nguồn lực giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai... Thông qua các hoạt động của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân nâng cao nhận thức và hành động, tích cực tham gia hưởng ứng “Cả nước chung tay vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau”. Những hoạt động hỗ trợ người nghèo chính là nhà ở, vay vốn phát triển sản xuất, học nghề; hỗ trợ quần áo, nhu yếu phẩm; hỗ trợ cây con giống…

Người nghèo là những người yếu thế trong xã hội. Yếu thế về thu nhập, yếu thế về vị trí việc làm, yếu thế về quan hệ xã hội… Vì thế, hãy nhìn họ bằng thái độ nhân văn, sẻ chia, cảm thông. Bởi, chẳng ai muốn mình phải nghèo. Cũng chẳng ai muốn mình rơi vào số phận nghèo... để phải nhận những khoản hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức. Nhưng, vì nhiều lý do… họ đành mang tiếng “người nghèo”.

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, trên cả nước có hơn 1,3 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 5,23% so với tổng số hộ dân cư toàn quốc) và hơn 1,23 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 4,95%). Đó là “nỗi buồn” trong xã hội hiện đại với đủ đầy các phương tiện, biện pháp, giải pháp trong phát triển kinh tế tiến tới làm giàu. Chừng ấy người nghèo là chừng ấy số phận, cuộc đời kém may mắn. 

Có những con người, cuộc sống khá giả, nhưng tai họa ập đến, tiêu tán hết gia sản, phút chốc trắng tay và thành người nghèo. Có những con người sinh ra đã kém may mắn so với trang lứa, không lành lặn, mang thương tật trên mình… cũng thành nghèo… 

Việc phát động để hỗ trợ bằng nhiều cách dành cho người nghèo nhân Tháng cao điểm "Vì người nghèo" là điều thực sự cần thiết, nên làm. Về lâu dài, hãy coi đó là việc làm, hành động, suy nghĩ thường xuyên, liên tục, để người nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống; để người nghèo không trở thành gánh nặng và “lực cản” cho sự phát triển của xã hội.

Người xưa từng nói rằng, “thương người như thể thương thân”, rồi “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Những hoạt động tương thân, tương ái ấy đã là mạch nguồn tình cảm tốt đẹp, xuyên suốt cả chiều dài lịch sử, trở thành động lực, niềm tin để những người kém may mắn lạc quan hơn, tin tưởng hơn vào cuộc sống mới. Chung tay “Vì người nghèo” không chỉ là trách nhiệm giữa những con người với con người trong cộng đồng, mà còn là sự chia sẻ, cảm thông với những người kém may mắn, những người yếu thế.

Rất đáng mừng, là từ sự chung tay của toàn xã hội với mục đích “Vì người nghèo”, đã có nhiều người nghèo nỗ lực vươn lên, vượt qua chính mình để thoát nghèo, không còn là gánh nặng của xã hội. Có biết bao người nghèo đã tự nguyện nộp đơn xin thoát nghèo và họ đã thực sự thoát nghèo chỉ sau đó một thời gian rất ngắn. Có biết bao người nghèo đã phát huy hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống…

Cha ông ta từng có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, như là một động lực để mỗi người đừng phó mặc, đừng cả tin vào số phận, đừng đỗ lỗi cho số phận. Nếu có ý chí, nghị lực, có khát khao, cùng với sự quan tâm, chung tay của toàn xã hội, chắc chắn mỗi người nghèo sẽ vượt qua chính mình để thoát nghèo.

Một hộ đồng bào DTTS ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái) tăng gia sản xuất, thoát nghèo và ổn định cuộc sống. (Ảnh TL)
Nhờ tích cực lao động sản xuất nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã thoát nghèo và ổn định cuộc sống. (Ảnh TL)

Hoạt động vì người nghèo là hoạt động nhân văn, thấm đẫm tình người. Dẫu không muốn, nhưng vẫn phải nhắc lại rằng, các hoạt động dành cho người nghèo, vốn đã xuất phát từ trái tim, thì hãy để nó đi đến trái tim một cách trọn vẹn, đúng nghĩa. Nói thế là để loại trừ ra khỏi suy nghĩ, tiềm thức của những con người đang thực hiện trách nhiệm cao cả, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, vận động vì người nghèo: Đừng vì danh nghĩa người nghèo mà trục lợi cho bản thân, để rồi mang tiếng xấu muôn đời.

Người nghèo là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng xã hội. Tỷ lệ người nghèo đông, thì trách nhiệm của cộng đồng dành cho họ càng lớn. Tỷ lệ người nghèo đông, xã hội sẽ phải dành thời gian nhiều hơn, chi nguồn lực nhiều hơn để quan tâm, chăm sóc. Hơn hết thảy, để người nghèo không còn là gánh nặng của xã hội, thì cần có chiến lược lâu bền, dài hơi ở cả hai phạm trù vĩ mô và vi mô.

 Những hỗ trợ trước mắt là thực sự cần thiết đối với cuộc sống thường ngày của người nghèo. Những về lâu dài, làm sao để giảm thiểu tỷ lệ người nghèo, làm sao để những người nghèo nhanh thoát nghèo, làm sao để hạn chế tình trạng tái nghèo… là điều đặc biệt phải lưu tâm nhất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 39 phút trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 41 phút trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 3 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 5 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.