Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mệt mỏi ăn kém: Măng cụt chín mỗi lần ăn 3 - 5 quả, ăn hằng ngày.
Trị tiêu chảy: Dùng vỏ măng cụt khô 24g, hạt thì là (có nơi gọi hạt bồng sàn) mỗi thứ 2g. Đem tất cả nấu lấy nước, uống 2 lần trong ngày.
Hoặc dùng 60g vỏ quả măng cụt (khô), 5g hạt mùi, 5g hạt thì là. Tất cả đem bỏ vào 1200ml nước rồi sắc cho đến khi còn khoảng 600ml (½), rồi chia thành 5 phần (120 ml/phần). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 phần nói trên.
Trị hôi miệng: Nạo lớp thịt bên trong vỏ quả măng cụt, cho thêm 2 muỗng mật ong, 200ml nước lọc rồi xay nhuyễn, gạn lấy nước uống. Có thể cho thêm đường, đá tùy sở thích.
Giảm thiểu rạn da ở phụ nữ sau sinh: Sau khi phơi 2 nắng cho hơi khô và se lại, cho vỏ quả măng cụt vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng 40 độ ngập mặt, ngâm trong 2 tuần. Phụ nữ sau sinh dùng rượu này thoa và mát xa phần da bị rạn như hông, đùi, mông, bụng… sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rạn da.
Điều trị bạch đới: Dùng từ 20 – 60g vỏ quả Măng cụt, sắc lấy nước hoặc dịch chiết rồi thụt rửa âm đạo để trị bạch đới.
Giảm cân: Thái nhỏ vỏ quả măng cụt, phơi khô, lấy 1 ít hãm với nước sôi trong 15 phút cho các hoạt chất tiết hết ra nước, gạn uống mỗi ngày.
Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Hoặc: Vỏ quả măng cụt nướng thơm 8gr, rau má 10g; rau dền tía, khổ sâm, gương sen, củ rối sao đen, vỏ lựu (mỗi vị 8g); hạt cau già 6g; cam thảo, vỏ quýt nướng (mỗi vị 4g). Tất cả đem nấu lấy nước uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng vỏ măng cụt khô nấu trà uống. Sắc vỏ măng cụt khô với các dược liệu khác như hạt cây rau mùi, hạt thìa, quốc lão, trần bì lượng, sinh khương… theo liều lượng thầy thuốc hướng dẫn thành thuốc uống.
Trị bệnh chàm da, vảy nến: Lấy nước nấu vỏ măng cụt khô hoặc tươi để ngâm rửa khu vực da bị chàm, vảy nến mỗi ngày 2 lần.
Trị nám và tàn nhang: Lấy vỏ măng cụt rửa sạch, dùng thìa cạo phần thịt vỏ rồi bỏ vào máy xay nhuyễn, thêm một thìa nước chanh, một thìa mật ong vào rồi trộn đều thành hỗn hợp dạng sệt. Thoa hỗn hợp này lên mặt, thư giãn khoảng 15 đến 20 phút. Với công thức này, những nốt tàn nhang, và thâm sẹo sẽ nhanh chóng biến mất, hiệu quả rất bất ngờ.
Trị mụn: Phơi khô phần vỏ măng cụt nạo được, nghiền nhỏ chúng ra, lúc bạn cần sử dụng thì trộn đều với 4 thìa cafe dầu ô liu rồi thoa hỗn hợp lên mặt khoảng 30 phút, rửa sạch. Thực hiện phương pháp trên mỗi tuần một lần.
Ngăn ngừa, cải thiện tình trạng lão hóa da: Phơi khô vỏ quả măng cụt rồi bảo quản ở nơi khô ráo trong hũ kín. Mỗi ngày lấy 1 ít nấu với nước sôi trong 10 phút để pha trà uống.
Đau bụng đi ngoài, nôn mửa: Dùng vỏ măng cụt phơi tẩm rượu sao vàng tán nhỏ cho vào lọ. Mỗi lần dùng 1 thìa canh, uống với nước ấm.
Lưu ý
Không nên dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy trong một thời gian dài. Nguyên nhân là vì nếu ăn măng cụt trong 12 tháng liên tục, cơ thể sẽ bị nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, dị ứng da, nổi mẩn ngứa, yếu trong người, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.Chỉ dùng vỏ quả và vỏ cây khô, không dùng tươi. Trong quá trình sắc hoặc chiết lấy dịch, nên sử dụng dụng cụ bằng đất hoặc bằng đồng, không nên dùng đồ sắt hoặc nhôm.
Hợp chất xanthones trên vỏ măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu, tương tác với thuốc làm loãng wafarin, không ăn măng cụt và sử dụng các bài thuốc từ vỏ măng cụt trước 2 tuần phẫu thuật.
Nước sắc ngày nào nên uống trong ngày đó, có thể thêm ít đường cho dễ uống.
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào từ vỏ măng cụt cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn phân lượng, cách dùng cụ thể phù hợp với cơ địa./.