Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên: Nhận diện đúng để bảo tồn hiệu quả

Đặng Trọng Hộ - 11:50, 08/06/2021

Từ thực tế có thể thấy, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay đang đi đúng hướng, tức là đang thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chương trình, đề án đã và đang được tiến hành. Nhưng đánh giá một cách khách quan là hiệu quả chưa thực sự cao…

 Sinh hoạt thường ngày của đồng bào Ê Đê bên ngôi nhà dài truyền thống (Ảnh Thái Bana)
Sinh hoạt thường ngày của đồng bào Ê Đê bên ngôi nhà dài truyền thống (Ảnh Thái Bana)

Nhận diện, chọn lọc và bảo tồn đúng hướng

Trước hết, muốn bảo tồn và phát huy hệ thống di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, chúng tôi thiết nghĩ phải nhận diện một cách khách quan và đầy đủ các giá trị cần được lưu giữ và trao truyền. Trên cơ sở nhận diện mới chọn lọc được những tinh hoa văn hóa để bảo tồn, phát huy và xây dựng những giá trị văn hóa mới phục vụ sự phát triển bền vững.

Theo đó, khi tìm hiểu, nghiên cứu, nhận diện một vùng văn hóa hoặc một nền văn hóa nào đó, cần dựa vào hai bộ công cụ quan trọng: Hệ tọa độ ba chiều (chủ thể văn hóa, không gian văn hóa, thời gian văn hóa) và các đặc trưng văn hóa (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử). Sự nghiên cứu chuyên sâu này giúp cho việc nhận diện được bản sắc văn hóa tộc người. Từ đó, tránh được việc nói đến văn hóa Tây Nguyên không nói bản sắc chung chung mà phải là bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, nhận diện và khái quát được bản sắc văn hóa tộc người là vấn đề hết sức khó khăn nhưng phải bắt đầu từ những dấu hiệu bao gồm: Giá trị tinh thần, tồn tại tương đối lâu dài, có tác dụng chi phối các đặc điểm khác, có khả năng khu biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác…

Mặt khác, chúng ta cũng cần nhận thức rằng, bất kỳ nền văn hóa nào cũng trải qua quá trình giao lưu, hội nhập. Vì vậy cần đặt những yếu tố truyền thống trên cơ sở hồi cố, truy nguyên và mô tả trong xã hội hiện đại để thấy rõ sự biến đổi có thể theo chiều hướng tiếp biến hoặc theo chiều hướng mai một bản sắc. Nếu theo cách nhìn này, chúng ta có thể luận giải về một số phương diện cơ bản của văn hóa truyền thống của các tộc người Tây Nguyên trong xã hội đương đại, như sau: Tín ngưỡng đa thần của đồng bào gắn liền với chuỗi nghi lễ nông nghiệp; từ đó hình thành một hệ thống lễ hội: Từ lễ cúng Thần Đất, Thần Núi... đến cầu mùa, mừng lúa mới, bỏ mả...

Già làng E Đê gìn giữ bảo vật chiêng cổ
Già làng Ê Đê gìn giữ bảo vật chiêng cổ (Ảnh Nguyễn Sơn Tùng)

Hiện nay, điều kiện tự nhiên bị phá vỡ, tập quán mưu sinh thay đổi cùng với sự chi phối của các tôn giáo, các lễ hội truyền thống hầu như vắng bóng. Thay vào đó là các “lễ hội mới” do chính quyền tổ chức. Ở đó, vẫn có nghi lễ cầu thần, hiến tế, diễn tấu cồng chiêng nhưng ý nghĩa và giá trị tinh thần đã được chuyển dịch. Ðiều hành xã hội bằng luật tục trong thiết chế cổ truyền là một biểu hiện độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên; khi chưa có luật pháp, công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội chính là luật tục (tập quán pháp). Ðó là một hệ thống văn bản truyền miệng bằng văn vần chế định tất cả mọi phương diện của đời sống xã hội và được cả cộng đồng triệt để tuân thủ.

Hiện nay, nhiều nội dung của luật tục mang tính hủ tục và có độ vênh, thậm chí trái với luật pháp nhưng vẫn có nhiều nội dung tích cực cần được khai thác. Nghệ thuật diễn xướng và nhạc cụ cổ truyền của các tộc người có nhiều biến đổi. Đặc biệt, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cổ truyền vốn được tiến hành rất nghiêm ngặt từ các bản tấu, nghệ nhân, không gian, hoàn cảnh đến chức năng cơ bản là tế lễ nhưng nay những quy chuẩn mang giá trị truyền thống đã bị mai một nhiều, đặc biệt là mất đi không gian thiêng vốn dĩ. Hát kể sử thi, dân ca, dân nhạc, dân vũ vẫn được duy trì nhưng thiếu linh hồn vì tâm lý, ý thức cộng đồng và không gian diễn xướng thay đổi. Kiến trúc dân gian đặc sắc của nhiều tộc người chính là nhà dài. Tuy nhiên hiện nay loại hình kiến trúc này đã dần vắng bóng và thay vào đó là những thiết chế văn hóa hiện đại, mà nhà văn hóa cộng đồng là một thí dụ. Ðiều đáng quan tâm là những thiết chế văn hóa đó lại xa rời truyền thống văn hóa tộc người từ vị trí, kiến trúc, trang trí đến công năng…

Trong điều kiện hiện nay, để góp phần bảo tồn và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên, theo chúng tôi, cần giải quyết một số vấn đề quan trọng như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cần gắn với việc nghiên cứu kinh tế - xã hội đương đại. Thứ hai, khi chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống xã hội, cần tiếp tục có sự tư vấn của các nhà khoa học. Thứ ba, tránh triển khai các đề án mang tính chủ quan, áp đặt, thiếu khoa học. Thứ tư, cần bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; bảo tồn phải gắn liền với khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, tức là bảo tồn động, bảo tồn trong sự phát triển. Thứ năm, các cơ quan Nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng, quản lý và huy động các nguồn lực phục vụ cho việc nghiên cứu và phục dựng các giá trị cổ truyền, tránh những sự can thiệp phi chuyên môn…

Tiếng tù và đại ngàn (Ảnh Nguyễn Sơn Tùng)
Tiếng tù và đại ngàn (Ảnh Nguyễn Sơn Tùng)

“Phục hồi” niềm tự hào và ngôn ngữ tộc người

Trong thời gian qua, chúng tôi từng tham gia hai đề tài nghiên cứu khoa học: “Phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng để xây dựng thôn buôn văn hóa” và “Nghiên cứu thực trạng Nghề thủ công của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề xuất giải pháp phát triển”. Kết quả nghiên cứu của hai đề tài trên đã cung cấp cho các cấp chính quyền những luận cứ khoa học quan trọng nhằm phát huy mặt tích cực của luật tục trong xã hội hiện đại và phát triển nghề thủ công, nhưng trên hết vẫn là mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Cơ Ho, Mạ, Chu Ru và một số dân tộc bản địa khác.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng đáng lo ngại: Luật tục vẫn còn nhiều mặt tích cực trong giải quyết các quan hệ dân sự như duy trì văn hóa truyền thống, tranh chấp, từ hôn… Xử lý bằng luật tục có kèm theo hình phạt nhưng luôn hướng đến sự hòa giải và đoàn kết. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, mặt tích cực đó khó có thể phát huy vì: Thiết chế cổ truyền đã bị phá vỡ, vị thế thủ lĩnh tinh thần và vai trò phán xử của già làng đã mờ nhạt; những câu luật tục bằng văn vần truyền miệng đã trở nên khó hiểu và xa lạ đối với thế hệ trẻ; luật pháp Nhà nước đã được chế định và chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghề thủ công truyền thống của đồng bào chủ yếu là dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, đan lát, rèn, đúc nhẫn bạc, làm gốm... Sản phẩm của các nghề này chứa một hàm lượng văn hóa tộc người rất cao nhưng hiện nay đang tồn tại lay lắt, thậm chí có một số nghề đã mất hẳn. Sự mai một đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do sản phẩm của nghề thủ công của đồng bào chưa phải là hàng hóa (chỉ để đổi chác trong buôn làng), nguồn nguyên liệu khan hiếm, kỹ thuật chế tác giản đơn, ý thức học nghề và truyền nghề không cao, sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp…

Từ các kết quả khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi cũng đã xác định một số nguyên nhân dẫn đến sự mai một, phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có hệ thống tri thức bản địa quý giá. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự chi phối của quy luật phát triển của lịch sử - văn hóa; sự thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội; vấn đề bản lĩnh văn hóa trong việc xử lý các yếu tố ngoại lai và trách nhiệm của các cơ quan quản lý bởi cách làm hời hợt và áp đặt. Sự biến đổi cũng dẫn đến ba nguy cơ sau: Làm biến mất bản sắc văn hóa tộc người; con người Tây Nguyên sẽ mất điểm tựa văn hóa, từ đó dẫn đến xa rời cộng đồng, mất phương hướng tự điều chỉnh và tự giáo dục; phá vỡ tính ổn định và phát triển bền vững của xã hội…

Tác giả (đứng thứ 2 từ trái qua) trong một chuyến điền dã tại vùng đồng bào dân tộc Mạ
Tác giả (đứng thứ 2 từ trái qua) trong một chuyến điền dã tại vùng đồng bào dân tộc Mạ (Lâm Đồng)

Chúng ta cũng nhận thức rằng, tiếng nói là biểu hiện sinh động và mạnh mẽ nhất của bản sắc văn hóa tộc người, nhưng hiện nay, ở cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, hiện tượng quên dần tiếng mẹ đẻ đang diễn ra khá phổ biến ở lớp trẻ. Biểu hiện rõ nhất là vốn từ tiếng mẹ đẻ của họ nghèo nàn nên thường phải mượn từ tiếng Việt thay thế. Theo ghi nhận của chúng tôi, còn rất ít bạn trẻ nhớ và sử dụng được những từ thuộc về văn hóa cổ truyền. Nguyên nhân có thể do môi trường, điều kiện giao tiếp và thực hành tiếng mẹ đẻ của thế hệ trẻ ngày càng ít đi, từ đó, họ hình thành tâm lý ngại dùng. Ðiều này càng làm cho họ phai nhạt niềm tự hào dân tộc, dần mất đi tâm hồn và tính cách dân tộc, xa rời những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người. Trong quá trình tham gia công việc giảng dạy tiếng đồng bào Cơ Ho, Mạ cho cán bộ, công chức người Kinh đang công tác trong vùng dân tộc, chúng tôi cũng khích lệ họ học để giao tiếp với đồng bào, yêu thêm con người và văn hóa của đồng bào. Đồng thời, đó cũng là cách tạo thêm cảm hứng để đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những người trẻ, biết trân trọng hơn ngôn ngữ của chính họ và cố gắng bảo tồn và phát huy.

Cũng đã có những tín hiệu vui, thời gian gần đây, chuyện hơi có vẻ “ngược dòng” là từng có một vài sinh viên người dân tộc thiểu số đề nghị chúng tôi dạy thêm cho họ ngôn ngữ mẹ đẻ. Có người thấy “lạ”, nhưng chúng tôi cho đó là hiện tượng tất yếu của một lớp người trẻ biết yêu và tha thiết bảo tồn ngôn ngữ của tổ tiên họ. Bởi, như trên đã nói, thế hệ trẻ đang bị mất dần không gian giao tiếp và điều kiện thực hành nên họ lúng túng, khô cứng và thiếu linh hồn khi dùng tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, đại đa số người trẻ không biết viết, không biết đọc, tức là mù chữ ngôn ngữ tộc người nên quá trình quên tiếng mẹ đẻ càng diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Câu chuyện có vẻ “ngược dòng” này lại phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ hiện tượng này, chúng tôi thiết nghĩ, có lẽ, phải bắt đầu sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền bằng việc thúc đẩy bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Tiếng nói của đồng bào vọng âm từ quá khứ, kết nối bao thế hệ, sẽ là những thanh âm quan trọng nhất cất lên niềm tự hào tộc người. Đó là niềm tự hào chính đáng, rất đáng trân trọng và cần được bảo vệ…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 22 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 22 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 22 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.