Kế hoạch được đưa ra nhằm mục đích cụ thể hóa, phân công các nhiệm vụ trong việc tổ chức thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2020; Rà soát đánh giá, xây dựng và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thực dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS; Xây dựng và từng bước hình thành đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS; tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo quy định đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch cũng nêu rõ, Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS phải rõ ràng, ngắn gọn, bám sát được mục tiêu nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác dân tộc, thiết thực phù hợp với đối tượng đồng thời gắn được lý luận với thực tiễn; Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên phải là những người có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, là chuyên gia, những nhà quản lý, những nhà hoạch định xây dựng chính sách có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu sâu về lĩnh vực công tác dân tộc. Tuy nhiên, công tác thực hiện Đề án theo Quyết định 771/QĐ-TTg phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Dân tộc và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo UBDT xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 để thực hiện trên phạm vi cả nước; tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện sau 3 năm thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức, viên chức; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bồi dưỡng kiến thức dân tộc… Tổng kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 15 tỷ đồng theo nguồn kinh phí được giao tại Quyết định 985/QĐ-UBDT ngày 23/12/2019.
Theo đó, hai đơn vị này có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý cấp phát chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức dân tộc; Rà soát và xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; Tổ chức hội thảo vùng góp ý chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch đã được phê duyệt; Tập huấn giảng viên, báo cáo viên cho Bộ ngành Trung ương, địa phương và các nhà khoa học về giảng dạy kiến thức dân tộc. Bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc cho các có sở đào tạo, bồi dưỡng….