Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tư tưởng lớn trong một bức thư

Phương Hạ - 23:13, 22/01/2020

Bức thư của Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19/4/1946 thể hiện tư tưởng lớn của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc. Gần 74 năm, nội dung bức thư này vẫn còn nguyên giá trị.

Hội nghị biểu dương người tiêu biểu dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. (Ảnh chụp tháng 8/2016). Ảnh: Mạnh Quang
Hội nghị biểu dương người tiêu biểu dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. (Ảnh chụp tháng 8/2016). Ảnh: Mạnh Quang

Ngắn, hàm súc, dễ hiểu là nét đặc trưng của phong cách Hồ Chí Minh trong nói và viết. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19/4/1946 điển hình cho phong cách ấy.

Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa lớn lao của sự kiện này. Nhưng Người còn hiểu Đại hội nhiều nội dung, diễn ra khi tình hình đất nước hết sức khẩn trương, phức tạp. Thêm nữa, qua đêm trường nô lệ hơn 80 năm, chính sách “ngu dân” của Thực dân Pháp khiến đồng bào ta, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam, không được học hành, một bức thư ngắn là phù hợp. Và bức thư của Người chỉ gói gọn trong 291 chữ với 13 đoạn. Đó thực sự là điều đặc biệt.

Điều đặc biệt thứ hai nằm ở nội dung bức thư.

Ngắn đến mức không thể ít hơn về số chữ, bức thư vẫn thể hiện tình cảm lớn lao của Người với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam, cũng như đề cập những nội dung, vấn đề hết sức quan trọng, thiết thực, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

Dòng đầu tiên, Người viết “Cùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Điểm chú ý ở đây là, Người không dùng từ “gửi” như thông lệ, mà dùng từ “cùng”. Xét về nghĩa, cho dù cùng là chuyển tải nội dung thông điệp, nhưng nếu từ “gửi” thiên về nghi thức, thì từ “cùng” thể hiện sự thân thiện, chia sẻ, gần gũi như trong một nhà, không còn xa cách. Cách dùng từ tinh tế đó khiến đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm ấm áp của người lãnh tụ.

Kế đó, Người khẳng định tình cảm sâu nặng của Người và Chính phủ với đồng bào với những câu, từ ngắn gọn, đầy ắp sự động viên, chia sẻ: “Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”. Từ “đồng bào” tha thiết xuất hiện 5 lần, khẳng định rõ nguồn cội chung của các dân tộc nước ta, trong đó, các dân tộc thiểu số miền Nam là bộ phận không thể tách rời.

Đồng bào các dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm, tình cảm dạt dào của Bác Hồ.
Đồng bào các dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm, tình cảm dạt dào của Bác Hồ

Cũng khía cạnh ngôn ngữ, là Chủ tịch nước, nhưng trong thư, Hồ Chí Minh dùng từ “chúng ta”. Nghĩa là Người đặt mình ngang hàng, bình đẳng một cách chân thành với đối tượng tiếp nhận thư là đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam (Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau/ Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xui giục để chia rẽ chúng ta/ Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta). Tần xuất từ “chúng ta” là 13 lần, bắt đầu từ khổ thứ tư đến khổ thứ chín, nói lên rằng, Hồ Chí Minh về mặt tư tưởng luôn nhận thức rõ và hết sức coi trọng bình đẳng giữa các dân tộc. Người hiểu, đó là cơ sở, là tiền đề để các dân tộc tập hợp thành khối đoàn kết, thống nhất. Trước đó, vào ngày 2/9, trong Tuyên ngôn độc lập, ngay sau câu mở đầu, mệnh đề tiếp theo mà Người khẳng định là “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”.

Như vậy có thể nói, tiếp nối tư tưởng “Tuyên ngôn độc lập”, “Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa” năm 1945, Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku gần 74 năm trước là một trong những văn kiện thể hiện nhất quán tư tưởng của Người về dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng đó trở thành nền tảng chính trị để Đảng, Nhà nước ta xây dựng quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc và đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

Cũng chỉ trong 291 chữ, Người đã nêu ra những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của cách mạng. Người nhấn mạnh và quả quyết: Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta; Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung; chỉ rõ nguyên nhân quan trọng gây nên sự xa cách là do có những “kẻ xúi giục, chia rẽ” các dân tộc... Từ đó nêu ra nhiệm vụ tất yếu và cấp thiết; nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm chung của toàn dân và đồng bào các dân tộc miền Nam: giúp nhau cùng tiến bộ; yêu thương, kính trọng nhau... để cùng phát triển (Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau); cảnh giác với âm mưu thâm độc của những kẻ xấu; khẳng định truyền thống và ý chí đoàn kết để “giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”; đồng thời, khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi của Nhân dân các dân tộc Việt Nam nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng.

74 năm đã trôi qua, mùa Xuân này, đọc lại bức thư lịch sử nêu trên, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dạt dào của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam và sự sâu sắc, tầm nhìn vượt thời gian của Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 14 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.