Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ "Đường Kách mệnh”...

PV - 09:54, 04/06/2021

Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc, xúc tiến công cuộc giải phóng dân tộc. Tại đây, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Mác-Lênin, chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.

 Cuốn "Đường Kách mệnh"-Bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Ảnh tư liệu
Cuốn "Đường Kách mệnh"-Bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Ảnh tư liệu

Năm 1927, những bài giảng của Người được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hợp các dân tộc bị áp bức in thành tập bài giảng mang tên: "Đường Kách mệnh".

Từ tập bài giảng "Đường Kách mệnh"

“Đường Kách mệnh” được viết một cách mộc mạc, đơn giản, ngắn gọn nhưng nội dung phong phú, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế vĩ đại về chủ nghĩa xã hội (CNXH) của Hồ Chí Minh. "Đường Kách mệnh" đề cập nhiều nội dung, trong đó Nguyễn Ái Quốc nêu rõ chuẩn mực đạo đức của những chiến sĩ cách mạng; giới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Thông qua những nội dung này, Người chỉ rõ tư tưởng cách mạng triệt để: Muốn sống thì phải làm cách mạng và muốn làm cách mạng thành công phải có đảng lãnh đạo, có Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt, phải có phương pháp cách mạng v.v.., phải gắn cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Từ "Đường Kách mệnh", Người khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân chứ không phải của một vài cá nhân. Vì vậy, đoàn kết trong đảng, đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi cho cách mạng Việt Nam...

“Đường Kách mệnh” xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, khẳng định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, đó là dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (quốc tế). “Đường Kách mệnh” trình bày một cách khái quát những quan điểm cốt lõi của Chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường cách mạng Việt Nam, con đường: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhưng trước hết phải tập trung vào nhiệm vụ “dân tộc cách mệnh”(1), giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình, để chuẩn bị những tiền đề cho cuộc cách mạng thứ hai (thế giới cách mệnh) về chính trị, tổ chức, kinh tế, văn hóa. Đối tượng của “dân tộc cách mệnh” là đánh đổ chính quyền thuộc địa Pháp. Chủ thể là toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng. 

“Đường Kách mệnh” nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Đảng-nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và việc lựa chọn mô hình nhà nước trong tương lai. Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng và tổ chức tiền phong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, “Đường Kách mệnh” cũng đồng thời nêu lên mô hình nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công. Theo Hồ Chí Minh: Muốn dân tộc được độc lập, muốn nhân dân lao động khỏi thân phận người nô lệ thì phải làm cách mạng một cách triệt để, không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, không thể thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa tư sản, nơi chính quyền chủ yếu thuộc về giai cấp hữu sản, Người đã viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(2).

Đến Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu rõ hơn về con đường đi lên CNXH. Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa; quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp của tư bản đế quốc; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông; thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thi hành luật ngày làm 8 giờ...

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Chín năm tiếp theo đó, Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Tổng Bí thư Trường Chinh giải thích: Dân tộc là chống đế quốc, Dân chủ là chống phong kiến, nhân dân là lực lượng của cuộc cách mạng đó.

Với Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng. Miền Bắc vừa chi viện cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa bắt tay xây dựng CNXH. Lúc này, đường lối tiến hành làm dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (quốc tế)-theo cách nói hôm nay là: Độc lập dân tộc đi lên CNXH trở thành hiện thực ở miền Bắc.

Đến hiện thực hóa mô hình xã hội mới...

Ở thập niên 1950 đến 1989, khi thế giới đang chia làm hai phe, phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) do Liên Xô đứng đầu đang phát triển lớn mạnh, vấn đề đi lên CNXH ở Việt Nam như một lẽ đương nhiên. Hồi đó, các nhà lý luận không cần phải chứng minh nhiều về những giá trị của CNXH. Bản thân lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng chưa có thời gian bàn nhiều về CNXH. Người chỉ có một số bài viết về CNXH như khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản để đi tới CNXH, cổ động cho phong trào hợp tác xã, bàn về tiến vững chắc đi lên CNXH...

Người định nghĩa CNXH, mà cũng chính là nêu mục tiêu của CNXH rất giản dị, dễ hiểu: "Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"(3). Hay "mục đích của CNXH là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"(4). Hoặc Người diễn giải mục đích tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: "CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH"(5)

“CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, và do nhân dân tự xây dựng lấy. Muốn đạt mục đích đó, thì nhân dân ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; mỗi người phải cố gắng trở thành lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, mỗi người phải nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà”; CNXH là “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu thì được giúp đỡ, các cháu bé thì được săn sóc”; “CNXH là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm, và có nhà ở sạch sẽ”.

 “Muốn có CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta hiện nay ở miền Bắc... Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”. Bởi vậy, Người cho rằng: “CNXH là phải có biện pháp. Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có trong lịch sử nước nhà: “Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ. Nhưng đó là những khó khăn trong sự trưởng thành. Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được”(6).

Trích dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh như trên để thấy rõ một điều, dù: "Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ XHCN và cộng sản chủ nghĩa”, song để có CNXH, không thể trông chờ vào ai khác, ngoài bàn tay, khối óc của chính chúng ta, bằng lao động sáng tạo của mỗi người. Dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong, toàn thể dân tộc sát cánh cùng xây dựng xã hội XHCN, bởi chỉ có CNXH, mới thực sự vì con người, mới thực sự giải phóng giai cấp lao động, giải phóng con người.

TS CHU ĐỨC TÍNH, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

(1), (2), (3), (4), (5), (6): Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2011, tập 2, 11, 12, 13

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 2 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.