Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ Nghệ An

Nguyệt Anh (T/h) - 08:36, 30/09/2021

Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của đồng bào Thổ ở Nghệ An tương đối giản đơn, có nhiều nét tương đồng như trang phục dân tộc Thái trong vùng, nhưng cũng không khó để nhận biết ở một vài điểm khác biệt ...

Cô gái dân tộc Thổ trên cánh đồng lúa
Cô gái dân tộc Thổ trên cánh đồng lúa

Người Thổ là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Người Thổ có nhiều nhóm khác nhau, có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng... Nhóm dân tộc Việt-Mường có vùng cư trú chính ở phần phía tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Người Thổ nói tiếng Thổ, tiếng Cuối... ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Việt, nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau.

Người Thổ ở Nghệ An hiện có khoảng trên 63.000 người, cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa vật thể, phi vật thể có nhiều nét tương đồng với người Thái địa phương.

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thổ gồm áo trắng và váy kẻ sọc đen trắng
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thổ gồm áo trắng và váy kẻ sọc đen trắng

Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không tự dệt may trang phục cho mình. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái -Thanh) để mặc trong ngày thường (thời xưa) cũng như hội hè, đình đám (xưa, nay). Việc trao đổi này đã trở thành tập quán phản ánh sự gắn bó giữa 2 dân tộc anh em mà trong một truyền thuyết đã nói tới. Truyền thuyết kể rằng: Xưa kia, có 2 chị em sinh ra trong một gia đình người Thái -Thanh. Họ càng lớn, càng xinh đẹp. Rồi cô em đi lấy chồng là người dân tộc Thổ ở làng khác, nhưng do kinh tế quá khó khăn nên phải về nhà ngoại xin chị áo mặc. Người chị cũng nghèo nhưng thương em nên đã cắt cho em vạt dưới chiếc áo của mình. Vì vậy, áo phụ nữ Thái –Thanh hiện nay rất ngắn, còn áo của phụ nữ Thổ thì phải vá phần trên. Đó là kiểu áo 5 thân, phần trên khác màu.

Mỗi nhóm dân tộc Thổ ở các địa phương khác nhau, trang phục sẽ có những đặc điểm khác nhau
Mỗi nhóm dân tộc Thổ ở các địa phương khác nhau, trang phục sẽ có những đặc điểm khác nhau

Tuy nhiên, trang phục của mỗi nhóm dân tộc Thổ lại có những đặc điểm khác nhau theo từng vùng cư trú. Chẳng hạn như áo của phụ nữ Thổ vùng Nghĩa Đàn thường dùng chất vải thô, màu trắng, cổ viền, ống tay hẹp như áo cánh của phụ nữ Kinh. Áo của phụ nữ Thổ vùng là loại áo ngắn, ống tay dài, khác màu với thân áo, cổ tròn, khuy áo bấm. Khi mặc, áo thả lỏng ra bên ngoài.

Còn chiếc váy truyền thống của phụ nữ Thổ giống như váy của người Thái -Thanh, chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy. Khi mặc, những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân. Chân váy dày hơn thân váy, do người phụ nữ đã sáng kiến đệm thêm một lớp vải trắng phía trong chân váy để giữ váy được bền, thẳng nếp. Phần trên được nối thêm một đoạn vải trắng khoảng 30 phân làm thành cạp váy (váy phụ nữ Thái- Thanh không có đặc điểm này).

Phụ nữ Thổ sử dụng thắt lưng xanh giống phụ nữ dân tộc Thái trong vùng
Phụ nữ Thổ sử dụng thắt lưng xanh giống phụ nữ dân tộc Thái trong vùng

Riêng phụ nữ vùng Nghĩa Mai, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lãm (huyện Nghĩa Đàn) mặc váy vải sợi bông màu đen, có yếm trắng giống như người Kinh. Đi cùng chiếc váy áo là chiếc thắt lưng màu xanh hoặc màu vàng thắt quanh hông, buộc hai đầu vào cạnh hông chứ không buộc thắt nút. Đối với những phụ nữ thuộc gia đình khá giả thì mặc những loại váy bằng chất liệu tơ tằm, một phần ba thân váy và gấu đều dệt hoa văn mỹ miều.

Phụ nữ Thổ không dùng nón, mũ che mưa, nắng mà chủ yếu dùng chiếc khăn vuông khổ rộng khoảng 80 cm bằng vải phin trắng, gấp lại để đội đầu.

Xưa kia, đàn ông dân tộc Thổ mặc giống như người Kinh với bộ quần áo bà ba, không phân biệt màu. Tuy nhiên, cũng có những vùng, đàn ông Thổ chỉ mặc quần trắng, cạp vấn, chiếc áo dài màu đen. Khi đi đám đình, họ đội cả khăn nhiễu màu tím.

Các cô gái dân tộc Thổ biểu diễn dân vũ trong Lễ hội Bốc mó tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam
Các cô gái dân tộc Thổ biểu diễn dân vũ trong Lễ hội Bốc mó tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong đám tang, người Thổ mua lại những tấm vải thô trắng của người Thái để may quần áo. Đồ tang lễ phải may đường kim lộn ngược giống như mặc áo trái. Gấu áo xổ ra te tua. Con cháu đội mũ rơm-thể hiện sự đau đớn, thương tiếc sâu sắc đối với người đã khuất. Khi để tang, người phụ nữ đeo khăn dài trắng như người Kinh.

Nhìn chung, trang phục truyền thống của đồng bào Thổ tương đối giản đơn, bởi đồng bào không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Ngày nay, chỉ trong những ngày thực sự quan trọng đối với bản làng, phụ nữ Thổ mới mặc trang phục truyền thống. Còn nam giới thì hoàn toàn mặc như người Kinh trong ngày thường cũng như hội, lễ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 19 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 19 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 19 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 19 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.