Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang bị nhạc cụ mã la cho các buôn làng Raglai ở Khánh Hòa: Một cách để “giữ hồn” dân tộc

PV - 11:50, 12/11/2018

Mã la là một nhạc cụ truyền thống, gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Raglai. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, loại nhạc cụ này bị thất lạc, còn lại rất ít và tiếng mã la chỉ còn trong ký ức người già. Nhưng, từ những nỗ lực của tỉnh Khánh Hòa với việc trang bị nhạc cụ mã la phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống, đã góp phần níu giữ những âm thanh trầm hùng trong mỗi bản làng Raglai.

Raglai Lớp trẻ dân tộc Raglai đã được học để biết đánh mã la.

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Phước Liên, người có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá dân tộc Raglai, dàn mã la càng cổ xưa, âm sắc càng vang đẹp, sức mạnh của thần càng lớn. Vì vậy, với người Raglai, dàn mã la không chỉ biểu thị cho sự giàu có mà còn biểu thị sự giúp đỡ, bảo vệ của thần linh đối với gia đình người sở hữu.

Dàn mã la của người Raglai được diễn tấu theo hình thức tập thể. Mỗi nghệ nhân đảm trách một mặt mã la cùng hoà với nhau để thành một điệu và mỗi điệu lại được dành riêng cho một cuộc lễ: Lễ cưới đánh điệu ru-wơ; Lễ ăn đầu lúa mới chơi điệu ato-pa-krúc, điệu sa-va-lu-ơ; Lễ bỏ mả phải đánh điệu tu-ma-ya… Có cả các điệu chơi theo tiếng chim rừng, chơi theo tiếng gà rừng gáy, chơi theo tiếng chim cu…

Khi diễn tấu, bao giờ các nghệ nhân cũng đi vòng tròn theo chiều ngược vòng kim đồng hồ. Các điệu mã la là hình thức dâng cúng thần linh, ông bà chứ khổng phải là âm nhạc của đời thường. Chính vì vậy, khi cần sử dụng mã la, người ta phải làm lễ cúng Yang (Trời) và các nghệ nhân luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bài bản diễn tấu trong từng cuộc lễ.

“Ngày nay, những quy định truyền thống đã được nới rộng, các nghệ nhân có thể sử dụng mã la để phục vụ cho những cuộc hội hè và cả biểu diễn trên sân khấu. Nhưng về cơ bản, mã la vẫn luôn được người Raglai giữ gìn nghiêm ngặt. Hồn của mã la bao giờ cũng gắn liền với một không gian văn hoá cụ thể”, ông Liên cho biết thêm.

Raglai Mã la được xem là tài sản quý trong mỗi gia đình người Raglai.

Trước nguy cơ mai một văn hóa truyền thống, từ năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt 85 thôn, tổ dân phố được trang bị nhạc cụ mã la để phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai. Mới đây, Hội đồng nghiệm thu của Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa gồm các nhạc sĩ, nghệ nhân ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã nghiệm thu 23 bộ mã la để bàn giao cho 23 thôn, tổ dân phố ở Khánh Sơn và Khánh Vĩnh quản lý, sử dụng.

Như vậy, qua 5 đợt nghiệm thu và bàn giao, đã có 81/85 thôn, tổ dân phố được trang bị nhạc cụ mã la phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai, trong đó, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn đã cấp hoàn thành theo chỉ tiêu phê duyệt. Năm 2019, sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho 4 thôn, tổ dân phố còn lại ở huyện Khánh Vĩnh.

Tuy là một tài sản quý, nhưng người Raglai không tự làm ra mà phải mua của người Kinh, hoặc từ Lào, Campuchia rồi về chỉnh âm cho phù hợp với tai nghe của dân tộc mình mới đưa vào sử dụng. Do đó, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa đã liên hệ với nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Tiến ở huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) để chế tác những bộ mã la.

Mỗi bộ mã la được trang bị cho các địa phương gồm có 7 chiếc. Nhìn chung, các bộ mã la này đều có chất lượng tốt. Sau khi được chỉnh âm cho phù hợp và bàn giao cho các địa phương đều được người dân sử dụng một cách thuận lợi.

Qua tìm hiểu ở một số địa phương đã được trang bị mã la, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người dân, cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc sử dụng, phát huy giá trị của những bộ nhạc cụ đó. “Ở mỗi làng, khi nhận được mã la về đều tổ chức lễ cúng mừng rất trang trọng. Sau đó, dân làng thống nhất để mã la ở nhà của Người có uy tín trong làng. Hội đồng làng tổ chức mời nghệ nhân biết đánh mã la đến truyền dạy cho những người được chọn vào đội mã la. Không khí các bản làng vào tối cuối tuần hoặc đêm sáng trăng đã bắt đầu rộn tiếng tập luyện mã la”, nghệ nhân Tro Xuân Hội, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn cho biết.

Theo ông Tạ Quốc Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn, sau khi hai thôn Apa 2 và Tà Giang 1 của xã đã được trang bị mã la đã góp phần thúc đẩy sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở thôn có những bước chuyển đáng kể. Đặc biệt, các hội đồng làng đã tự đứng ra vận động thanh niên tham gia các đội văn nghệ, trong đó có đội mã la và lên kế hoạch tập luyện cụ thể. Những đội văn nghệ, đội mã la này là nòng cốt cho các buổi sinh hoạt tại địa phương vào những dịp lễ, Tết. Đồng thời; đại diện cho xã tham gia các hội thi văn nghệ ở huyện.

"Ở mỗi làng, khi nhận được mã la về đều tổ chức lễ cúng mừng rất trang trọng. Sau đó, dân làng thống nhất để mã la ở nhà của Người có uy tín trong làng. Hội đồng làng tổ chức mời nghệ nhân biết đánh mã la đến truyền dạy cho những người được chọn vào đội mã la. Không khí các bản làng vào tối cuối tuần hoặc đêm sáng trăng đã bắt đầu rộn tiếng tập luyện mã la” (Nghệ nhân Tro Xuân Hội, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn).

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 1 phút trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 8 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 12 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 16 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.
Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Tin tức - V.Long - M.Triết - 1 giờ trước
Sáng 5/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” nhân kỷ niệm Ngày Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5.
32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

Thể thao - Mai Hương - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (2/7/1929 - 2/7/2024).
Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sống trong những ngày tháng lịch sử, hàng nghìn người dân Điện Biên và du khách luôn mang tâm trạng háo hức và chờ sẵn trên dọc các tuyến đường của Tp. Điện Biên Phủ để chào mừng các khối lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong các buổi tập và tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.