Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Buôn Ma Thuột: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế

PV - 10:09, 06/08/2019

TP. Buôn Ma Thuột, là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn với việc tổ chức các mô hình du lịch, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.

Bảo tồn văn hóa truyền thống

TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), có 72 thôn, 143 tổ dân phố, 33 buôn, 40 thành phần dân tộc cùng sinh sống; trong đó có 16% đồng bào DTTS. Ngoài việc quan tâm phát triển kinh tế-xã hội trong các buôn, cụm dân cư DTTS, những năm qua, thành phố còn tập trung xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; nhà văn hóa cộng đồng cho 33 buôn đồng bào DTTS tại chỗ; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS. Theo đó, nhiều nghi lễ, lễ hội đã được phục dựng; công tác sưu tầm để bảo tồn, lưu giữ các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của các DTTS được chú trọng.

Hai năm một lần, TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Ngày hội Văn hóa-Thể thao đồng bào các DTTS TP. Buôn Ma Thuột, với nhiều hoạt động đặc sắc như: diễn tấu cồng chiêng, giã gạo nhanh, đan lát truyền thống, dệt thổ cẩm, dân ca, dân vũ và các nội dung thể thao sôi nổi khác.

TP. Buôn Ma Thuột Phục dựng nghi lễ văn hóa truyền thống của tộc dân tộc Ê-đê.

Hằng năm, UBND TP. Buôn Ma Thuột còn mở các lớp dạy đánh chiêng cho thanh-thiếu nhi và đồng bào Ê-đê; nâng cao kỹ năng đánh chiêng cho các nghệ nhân; tổ chức phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn…

Nghệ nhân Y Hiu Niê Kđăm, buôn M’duk, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột là một bậc thầy lâu năm trong truyền dạy đánh cồng chiêng và chiêng tre. Ông cho biết: “Tôi rất vui vì hằng năm được Sở Văn hóa và UBND thành phố mời đi dạy đánh cồng chiêng cho thanh-thiếu nhi ở các buôn làng, làm giám khảo các hội diễn tấu cồng chiêng. Trước thực trạng di sản văn hóa cồng chiêng đang bị mai một, việc duy trì tổ chức các lớp dạy cồng chiêng và các hoạt động văn hóa truyền thống rất quan trọng, góp phần khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống trong giới trẻ”.

Gắn với phát triển kinh tế

Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đã có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Minh chứng như HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đã đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch, thu nhập của HTX tăng lên 25-30%. Sản phẩm của Tơng Bông cũng được giới thiệu ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước; được trưng bày ở các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế trong nước và xuất khẩu sang Malaysia, Singapore và một số nước châu Âu. HTX đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong buôn.

Được biết, từ năm 2017, TP. Buôn Ma Thuột đã triển khai Đề án Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, thành phố đã lựa chọn một số giá trị văn hóa đặc trưng để xây dựng thành sản phẩm du lịch văn hóa du lịch; tập trung tại 3 buôn: Akô Dhông (phường Tân Lợi); buôn Tuôr (xã Hòa Phú); buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu), trong đó, buôn Tuôr hiện đã được khảo sát để đầu tư bảo tồn gắn với việc phục vụ du lịch cộng đồng; phục dựng một số nghi lễ đặc trưng; bảo tồn chữ viết của một số đồng bào DTTS; lựa chọn tu bổ, cải tạo, sửa chữa 6 bến nước và phục dựng 5 ngôi nhà dài truyền thống hiện đã xuống cấp tại một số buôn; mỗi năm mở từ 5 lớp trở lên truyền dạy kỹ thuật đánh chiêng và sử dụng nhạc cụ dân tộc cho thanh-thiếu niên người DTTS; mỗi buôn, cụm dân cư đồng bào DTTS thành lập hoặc duy trì từ 1 đội diễn tấu chiêng hoặc 1-2 đội văn nghệ dân gian.

Ngoài ra, ngành Văn hóa sẽ tổ chức giảng dạy chữ viết của đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố theo hình thức ngoại khóa tại một số cụm dân cư; hằng năm, duy trì tổ chức Tết cổ truyền của dân tộc Thái tại xã Hòa Phú; Lễ hội hạ nêu của dân tộc Mường tại xã Hòa Thắng…

Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở 33 buôn của thành phố, năm 2018 toàn thành phố còn 162 dàn chiêng, 389 nhà truyền thống, 17 bến nước. Toàn thành phố hiện 23 đội cồng chiêng, còn 254 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, 40 nghệ nhân truyền dạy chiêng; 19 nghệ nhân chỉnh chiêng; 20 nghệ nhân biết chế tác nhạc cụ; 438 người biết dệt thổ cẩm.

Hiện nay, khoảng 10 đội chiêng đủ năng lực trình diễn và truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp. Các đội chiêng thường xuyên biểu diễn trong các chương trình do tỉnh, thành phố tổ chức và tại các điểm du lịch cộng đồng có thêm nguồn thu nhập. Các nghệ nhân dệt thổ cẩm cũng tìm nhiều cách mở rộng thị trường, cách tân sản phẩm có thể sống được với nghề.

Hằng năm, UBND TP. Buôn Ma Thuột còn mở các lớp dạy đánh chiêng cho thanh-thiếu nhi và đồng bào Ê-đê, nâng cao kỹ năng đánh chiêng cho các nghệ nhân; tổ chức phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn…

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 8 phút trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 15 phút trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 21 phút trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 24 phút trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 26 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...