Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo Bác

PV - 14:15, 02/11/2023

Sáng 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với các đại biểu dự buổi gặp mặt - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với các đại biểu dự buổi gặp mặt - Ảnh: TTXVN

Cùng tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng... và 67 điển hình tiêu biểu toàn quốc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Đây là những tập thể, cá nhân tiêu biểu đại diện các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội.

Qua báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương và ý kiến phát biểu của một số đại biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy, trong 5 năm gần đây, hằng năm Ban Tuyên giáo Trung ương đều phát động phong trào thi đua và tổ chức bình chọn, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội.

Trong 4 năm trước đã tôn vinh 102 đại biểu điển hình tiêu biểu. Riêng năm 2023, đã có tới 67 điển hình tiêu biểu. 

Các điển hình tiêu biểu đến từ mọi miền của Tổ quốc, hoạt động ở các ngành, các lĩnh vực, các địa phương khác nhau nhưng đều có chung một điểm là: Tất cả đều có rất nhiều nỗ lực, cố gắng và đều đạt nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; luôn luôn đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu bền bỉ, vượt mọi khó khăn, nêu cao tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Hơn ai hết, các tập thể và cá nhân điển hình tiêu biểu được vinh danh và khen thưởng năm 2023 đều là những bông hoa đẹp trong vườn hoa tươi đẹp, ngạt ngào hương sắc của Dân tộc Việt Nam anh hùng, Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và cảm ơn các điển hình tiêu biểu về sự cống hiến hết mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta một di sản vô cùng cao quý, đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một kho báu tinh thần cách mạng vô giá mà chúng ta - mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, phải luôn luôn ra sức học tập và làm theo, mãi mãi giữ gìn và phát huy; coi đó là kết tinh giá trị tinh thần cao đẹp, trở thành chuẩn mực để xây dựng, chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Gần 20 năm nay, kể từ năm 2006, Đảng ta đã có chủ trương mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo Bác. Từ thực tiễn đổi mới, nhận thức về tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh ngày càng trở nên sâu sắc và đầy đủ hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc - Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta không chỉ thấy ở Bác là tấm gương sáng về đạo đức, phong cách, mà còn thấy hệ thống chỉnh thể, toàn vẹn các giá trị, sức sống và ý nghĩa của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. 

Chúng ta không chỉ cố gắng nỗ lực học tập để nâng cao nhận thức, bồi đắp sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Người, mà còn ra sức làm theo những chỉ dẫn, những lời căn dặn của Người theo đúng phong cách giản dị, thiết thực, hiệu quả. Người thường xuyên nhắc nhở chúng ta, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, học phải đi đôi với hành, nói phải đi đôi với làm; nhất quán giữa lời nói với việc làm, tư tưởng và hành động. 

Theo chỉ dẫn của Người, chúng ta phải gắn liền học tập với làm theo; học tập là tiền đề, là điều kiện; làm theo là thực hành và vận dụng sáng tạo, tích cực và tự giác. Đồng thời đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, từ đó cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra sự tiến bộ và phát triển thực chất, bền vững".

Học tập Bác, làm theo Bác, nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng, là nhiệm vụ chủ yếu, cũng là phương thức căn bản để tạo ra sức lan tỏa, ảnh hưởng và hiệu ứng xã hội rộng lớn, đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người vào cuộc sống. Đó cũng chính là chủ trương lớn của Đảng, một lần nữa được khẳng định tại Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, học tập và làm theo gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương chiến lược, cơ bản, lâu dài để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên sẽ trở nên đúng đắn, lành mạnh hơn trong nhận thức và hành động; ra sức nâng cao đạo đức cách mạng, có dũng khí đấu tranh, tự phê bình, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; góp phần trực tiếp xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. 

Nâng cao trách nhiệm vì dân, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, để Đảng ta thật sự "là đạo đức, là văn minh"; Nhà nước ta thật sự là "Nhà nước của dân, do dân, vì dân". Mặt trận và các đoàn thể thật sự là môi trường dân chủ, đoàn kết và dân vận, làm hậu thuẫn thúc đẩy nhân dân nêu cao vai trò làm chủ, thực hiện quyền dân chủ và làm chủ đích thực của mình. Đó là mục đích sâu xa, là ý nghĩa quan trọng ở tầm chiến lược của việc học tập và làm theo Bác.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, việc học tập và làm theo Bác cần luôn luôn được đổi mới để trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi người và toàn xã hội; một nhu cầu văn hóa đầy tính nhân văn, sáng tạo về cách thức tổ chức giáo dục, tuyên truyền, đủ sức lôi cuốn, hấp dẫn, truyền cảm hứng cho mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức, đoàn thể, mỗi cơ quan, đơn vị, ở tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương và cơ sở; từ trong nước đến ngoài nước, trong đó có cả cộng đồng người Việt Nam đang học tập, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài.

Nhiều năm nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhu cầu văn hóa tinh thần bền bỉ, là nét đẹp của giá trị và lối sống văn hóa của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Vượt lên quy mô một cuộc vận động những năm 2006, đến nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhu cầu văn hóa, thành giá trị trong đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi tổ chức, trước hết là trong đời sống chính trị của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Cái gì trở thành văn hóa, cái đó trở nên sâu sắc, lắng đọng, bền vững và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Nhận thức đúng, hành động sáng tạo, văn hóa Hồ Chí Minh sẽ truyền dẫn nguồn xung lực quan trọng để chúng ta xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, tạo động lực cho chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sáng tạo; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; nắm bắt thời cơ, vận hội mới, vượt qua mọi thách thức, nguy cơ để xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, các tập thể và cá nhân được tôn vinh năm nay sẽ tiếp tục phấn đấu, học hỏi và rèn luyện thường xuyên; giữ gìn và phát huy danh hiệu cao quý được tôn vinh, lan tỏa tác dụng và ảnh hưởng nêu gương trong xã hội. Với việc tuyên dương và khen thưởng hôm nay, phong trào thi đua yêu nước sẽ ngày càng phát triển sâu rộng; ngày càng có thêm nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu từ tập thể đến cá nhân cả nước trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo ra một sức bật mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phát triển đất nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mãi mãi trường tồn cùng với dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024

Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024

Chiều 14/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu là các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển, đảo tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024

Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024

Chiều 14/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu là các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển, đảo tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức tại Hà Nội.
Để Luật Căn cước đi vào cuộc sống

Để Luật Căn cước đi vào cuộc sống

Media - Trọng Bảo - 9 phút trước
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2024. Đây là luật mới, sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc đi lại, giao dịch của người dân, đăc biệt là người dân tại vùng cao. Để Luật phát huy hiệu quả, Công an các địa phương đang nỗ lực tuyên truyền sâu rộng Luật Căn cước đến người dân, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Mộc Châu: Người có uy tín tiên phong trong phát triển kinh tế

Mộc Châu: Người có uy tín tiên phong trong phát triển kinh tế

Media - Thuý Hồng - Tuấn Ninh - 14 phút trước
Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La luôn tiên phong nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân ở địa phương thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều tấm gương Người có uy tín đã tích cực thi đua lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Kiên Giang: Đến tháng 10/2024 truy xuất nguồn gốc thủy sản qua phần mềm eCDT cơ bản thông suốt

Kiên Giang: Đến tháng 10/2024 truy xuất nguồn gốc thủy sản qua phần mềm eCDT cơ bản thông suốt

Kinh tế - Như Tâm - 32 phút trước
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch số 193/KH-UBND về việc triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác qua Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT) trên địa bàn tỉnh.
Cảnh giác với hiện tượng thu mua bọ xít đen giá “khủng”

Cảnh giác với hiện tượng thu mua bọ xít đen giá “khủng”

Xã hội - Minh Nhật - 35 phút trước
Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua, bán bọ xít đen với giá cao, không kể số lượng. Việc mua bán bọ xít đen thông qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, chiếm đoạt tài.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Giai đoạn 2024-2029, tiếp tục phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Giai đoạn 2024-2029, tiếp tục phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 42 phút trước
Ngày 14/6, TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ I năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”. Đại hội có sự tham gia của 150 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 23.500 đồng bào của 32 DTTS trên địa bàn.
Tin trong ngày - 13/6/2024

Tin trong ngày - 13/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu ở khu vực Đông Á. Trên 3.000 cuốn sách giáo khoa Khmer ngữ được bàn giao cho các chùa Nam tông Khmer. Thủy triều đỏ xuất hiện tại Kiên Giang: Cảnh báo nguy hiểm!. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại Từ (Thái Nguyên): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS giai đoạn 2024-2029 xuống dưới 6,5% theo tiêu chí mới

Đại Từ (Thái Nguyên): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS giai đoạn 2024-2029 xuống dưới 6,5% theo tiêu chí mới

Tin tức - Hà Anh - 44 phút trước
Ngày 14/6, huyện Đại Từ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc huyện Đại Từ giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và trở thành thị xã trước năm 2030”. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện cùng 150 đại biểu là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn.
Tủa Chùa (Điện Biên): Đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi trong giai đoạn mới

Tủa Chùa (Điện Biên): Đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:56, 14/06/2024
Trong 2 ngày (13-14/6), huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND, HĐND huyện Tủa Chùa; cùng với sự tham gia của 129 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Phú Lương (Thái Nguyên): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Phú Lương (Thái Nguyên): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Thời sự - Nhật Minh - 23:50, 14/06/2024
Chiều 14/6, huyện Phú Lương tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc huyện Phú Lương đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, chung sức xây dựng huyện nông thôn mới”. Tham dự đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện và 120 đại biểu là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn.
Tin trong ngày - 14/6/2024

Tin trong ngày - 14/6/2024

Media - BDT - 20:00, 14/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Xuất cấp gạo cho 3 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Đak Pơ (Gia Lai) Tổ chức Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống. Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện

Lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện

Thời sự - PV - 18:55, 14/06/2024
Chiều 14/6, phát biểu tại cuộc gặp mặt 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị chú trọng việc ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý hoạt động hiến máu; kết nối thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu người hiến máu thống nhất, liên thông giữa các địa phương, giữa các trung tâm máu, bệnh viện có tiếp nhận máu.