Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Cù Hương - Tùng Nguyên - 07:26, 29/11/2023

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Một trong những mục tiêu và đặc trưng của CNXH được chỉ rõ trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (tháng 6/1991) là các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Cương lĩnh tiếp tục được bổ sung, phát triển vào năm 2011, là “kim chỉ nam” để xây dựng, ban hành và thực hiện hệ thống chính sách dân tộc bao trùm, theo nguyên tắc: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi khang trang hơn mà vẫn giữ được những bản sắc truyền thống của đồng bào các DTTS. (Trong ảnh: Một góc làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai)
Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi khang trang hơn mà vẫn giữ được những bản sắc truyền thống của đồng bào các DTTS. (Trong ảnh: Một góc làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai)

Chủ trương xuyên suốt

Trong Cương lĩnh vắn tắt đầu tiên (năm 1930), Đảng ta đã phác thảo về một xã hội Việt Nam trong tương lai. Đó là một xã hội độc lập, tự do, hạnh phúc; Nhân dân được tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục. Mặc dù mới chỉ là phác thảo về một xã hội mới, nhưng Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã phản ánh được tính ưu việt của xã hội mà Nhân dân ta đang hướng tới.

Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tại Đại hội VII, lần đầu tiên, Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình. Đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” năm 1991.

Một trong những mục tiêu và đặc trưng của xã hội XHCN được Cương lĩnh năm 1991 xác định là xây dựng một xã hội trong đó mọi tầng lớp Nhân dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Cương lĩnh năm 1991 được phát triển vào năm 2011; trong đó tiếp tục khẳng định con đường XHCN, đồng thời bổ sung những nội dung mới phù hợp với những xu thế lớn của thời đại - đó là xu thế “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển”.

Các chính sách đầu tư, hỗ trợ được thiết kế nhằm bảo đảm mức tiếp cận bình đẳng giữa các dân tộc trong các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có sự ưu tiên tương đối dành cho những dân tộc có khó khăn hơn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Rơ Măm – một trong 14 dân tộc rất ít người có khó khăn đặc thù)
Các chính sách đầu tư, hỗ trợ được thiết kế nhằm bảo đảm mức tiếp cận bình đẳng giữa các dân tộc trong các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có sự ưu tiên tương đối dành cho những dân tộc có khó khăn hơn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Rơ Măm – một trong 14 dân tộc rất ít người có khó khăn đặc thù)

Theo Gs.Ts Lê Hữu Nghĩa, Chủ tịch Hội Triết học - nguyên Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, CNXH mà Nhân dân ta đang xây dựng nhất thiết phải bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, về lịch sử ra đời sớm hay muộn, trình độ phát triển cao hay thấp. Đối lập với các chế độ áp bức bóc lột thường phân biệt, kỳ thị và chia rẽ các dân tộc, CNXH mà Nhân dân ta đang hướng tới gắn liền với việc xây dựng tình đoàn kết các dân tộc, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc hiện nay.

Thực tiễn hơn 35 năm Đổi mới đất nước đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của CNXH trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Nhờ đó đã và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính đồng thuận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.

Bảo đảm bình đẳng trong phát triển

Quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, những năm qua, Nhà nước đã ban hành và đảm bảo thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XV (tháng 6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã khẳng định, công tác dân tộc được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào các DTTS được hỗ trợ để tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. (Trong ảnh: Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ téc nước cho người dân từ vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025)
Đồng bào các DTTS được hỗ trợ để tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. (Trong ảnh: Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ téc nước cho người dân từ vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025)

Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách dân tộc được thực hiện trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DTTS có điều kiện phát triển bình đẳng. Hệ thống chính sách được xây dựng, thực hiện trên nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” không chỉ thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi trên tất cả các lĩnh vực mà còn kéo gần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.

Báo cáo số 1770/BC-UBDT ngày 17/12/2020 của Ủy ban Dân tộc về tổng kết Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân đạt trên 7%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước; trong đó, các tỉnh vùng Tây Bắc tăng bình quân 8,4%/năm, Tây Nguyên tăng bình quân 8,1%/năm, Tây Nam Bộ tăng bình quân 7,3%/năm..

Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo từng năm. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của vùng đồng bào DTTS và miền núi cả nước là 18%, cận nghèo là 10%. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ được thiết kế nhằm bảo đảm mức tiếp cận bình đẳng giữa các dân tộc trong các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có sự ưu tiên tương đối dành cho những dân tộc có khó khăn hơn.

Hiện 100% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có trường lớp mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. (Trong ảnh: Trường THCS xã khu vực III Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La được đầu tư xây dựng khang trang)
Hiện 100% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có trường lớp mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. (Trong ảnh: Trường THCS xã khu vực III Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La được đầu tư xây dựng khang trang)

Với việc bảo đảm bình đẳng cho phát triển trong thực hiện chính sách dân tộc, đến nay ở vùng đồng bào DTTS và miền núi có 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm; 96,7% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có trường lớp mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế với 83,5% xã có trạm y tế đạt chuẩn; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có hạ tầng viễn thông và được phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; hệ thống kênh mương nội đồng, các công trình thủy lợi nhỏ và vừa đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất của người dân.

Để tiếp tục phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị yêu cầu: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào DTTS. Việc liên tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc để phù hợp với tình hình mới cho thấy tính ưu việt của một xã hội tương lai mà Đảng và Nhân dân ta đảng xây dựng.

Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật năm 2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, CNXH là: i) “một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người”; ii) “sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”; iii) “một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn”; iv) “sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai”; v) “một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân”.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong bài viết tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lung linh “phố núi” A Nôr

Lung linh “phố núi” A Nôr

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 21:20, 14/05/2024
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 21:18, 14/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:16, 14/05/2024
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 21:13, 14/05/2024
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 21:08, 14/05/2024
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 21:07, 14/05/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.