Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tìm lời ru trong đời sống hiện đại

Trương Vui - 11:12, 12/10/2023

Hát ru là một loại hình văn hóa có giá trị đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam. Những lời ru dìu dặt không chỉ nhẹ nhàng đưa con trẻ vào giấc ngủ, mà còn là chìa khóa mở cửa, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. Giữa nhịp sống hối hả hôm nay, những lời hát ru, những tiếng ầu ơ bên cánh võng, vành nôi dường như đang dần đi vào quên lãng…

Hát ru là một trong những nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử
Hát ru là một trong những nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử

Miền ký ức đầu tiên

Hát ru từ bao đời nay vẫn là một món ăn tinh thần không thể thiếu  trong đời sống người Việt, là  một  nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Bởi mỗi vùng miền, địa phương, mỗi dân tộc lại có những điệu hát ru riêng biệt, tạo nên nền văn hóa phong phú, đa dạng, như: Hát ru vùng đồng bằng Bắc bộ, hát ru Huế, hát ru Nam bộ, Trung bộ, hát ru Tây Nguyên, hát ru các DTTS miền Đông Bắc, Tây Bắc, hát ru Thanh Nghệ Tĩnh...

Lời ru của các dân tộc tuy có nội dung khác nhau, nhưng giống ở quãng ngân, tổ chức ngôn ngữ có sự điệp và liệt kê, lặp lại. Điều này giúp đưa con trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, tưới mát tâm hồn con trẻ, kết nối sợi dây gắn kết tình yêu thương, những lời căn dặn, ước mong, và cả văn hóa của dân tộc mình.

Chính bởi vậy mà hình ảnh các bà, các mẹ vừa đưa nôi, vừa ngân nga điệu hát ru đã trở thành hình ảnh giản dị, thân thuộc nhưng cũng hết sức thiêng liêng, đẹp đẽ.

Lọt lòng và lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ, bà Nguyễn Thị Điềm (sinh năm 1963), một người con dân tộc Tày không thể quên được những lời ru da diết của dân tộc mình. Để cho đến tận bây giờ, dù đã bước sang tuổi xế chiều, chỉ nghe văng vẳng tiếng ru quen thuộc, bà vẫn không khỏi bồi hồi.

“Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi bằng những tình cảm chân thật, mộc mạc mà yên bình. Chỉ cần nhớ lại, là cả bầu trời tuổi thơ như hiện ra trước mắt, đẹp đẽ và nguyên vẹn”, bà Điềm chia sẻ.

Cũng chính vì ý nghĩa của những câu hát ru, sau này, những đứa con của bà Điềm lớn lên cũng trong tiếng ru của bà. Bà Điềm nói, mong muốn những đứa trẻ lớn lên cùng với lòng tôn kính mẹ cha, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, sống nhân ái…

Chiếc nôi trở thành hình ảnh giản dị, thân thuộc, gắn bó với những câu hát ru bao đời
Chiếc nôi trở thành hình ảnh giản dị, thân thuộc, gắn bó với những câu hát ru bao đời

Còn đối với Mùa Thị Mai (dân tộc Mông, sinh năm 2004), lời ru của bà, của mẹ là một phần trong ký ức tuổi thơ em. Em bộc bạch rằng, sau này càng lớn lên, em càng hiểu được sâu sắc ý nghĩa của những lời ru đó, và càng nhận ra vẻ đẹp riêng biệt, vừa da diết, vừa như hơi thở, như tiếng lòng của dân tộc mà không thể trộn lẫn với bất cứ thể loại nhạc nào khác.

Theo TS. Trần Ngọc Hiếu, dù lời ru được xếp vào văn học dân gian, nhưng khác với thơ ca thông thường, vì chúng có chức năng sinh hoạt thực hành. Lời ru có ý nghĩa thiêng liêng, là những bài thơ, bản nhạc, câu chuyện đầu tiên về lịch sử cộng đồng mà đứa trẻ được tiếp xúc. Lời ru cũng ẩn chứa nhiều điều mà cộng đồng mong muốn, như là phương tiện cho trẻ tri nhận cảnh quan thiên nhiên, môi trường xã hội, khơi dậy lòng trắc ẩn với đời sống...

Do đó, có thể cảm nhận, các bài hát ru không chỉ là cả thế giới hồn nhiên, với những hình ảnh bình dị và hết sức gần gũi với tuổi thơ, mà lời hát ru còn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách của con người, bồi đắp tình yêu quê hương, gia đình và đời sống tâm hồn của trẻ.

Lời ru - nay còn đâu…

Mặc dù ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa quý báu được trao truyền bao đời, nhưng đáng buồn, trong nhịp sống hiện đại, hối hả hôm nay, để bảo tồn, phát huy những lời ru là điều không hề dễ dàng. Cùng với sự giao thoa văn hóa, và làn sóng tấn công mạnh mẽ của các dòng nhạc thời thượng, những bài hát ru dường như đã bị mai một đi ít nhiều và trở nên xa vời với đời sống cộng đồng.

Nhiều người mẹ hiện đại đã dần quên mất tiếng hát ru, một phương thức trao truyền tình cảm độc đáo mang bản sắc riêng của phụ nữ Việt Nam.

Thậm chí, không ít người đã tìm cách “lấp chỗ trống” bằng cách tìm mua các loại băng, đĩa nhạc hát ru có sẵn, để bật lên cho con trẻ nghe.

Tuy nhiên, âm thanh được phát ra từ băng đĩa nhạc này dù hay đến mức nào đi nữa, thì vẫn không thể thay thế được những lời ru được cất lên từ chính những người thân yêu. Điều này cũng làm mất đi sự kết nối giữa mẹ - con, ảnh hưởng với quá trình phát triển tiềm thức của thế hệ sau về nền âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa, bà Nguyễn Thị Điềm đã nỗ lực tập hợp, sưu tập, biểu diễn, lan tỏa lời ru của dân tộc Tày trong cộng đồng
Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa, bà Nguyễn Thị Điềm đã nỗ lực tập hợp, sưu tập, biểu diễn, lan tỏa lời ru của dân tộc Tày trong cộng đồng

Không chỉ thiếu vắng trong mỗi gia đình, trên sân khấu, mảng đề tài về hát ru cũng ngày một trống vắng, ít diễn viên tìm đến và thể hiện. Điều này khiến cho những bài hát ru cổ truyền ít được phổ biến, những làn điệu ru mới xuất hiện thưa thớt.

“Giá trị tinh thần quý giá mà cha ông để lại nếu như mình không giữ gìn thì sẽ bị mai một, trôi vào dĩ vãng. Khi đó, mình đã tự đánh mất đi bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc”, bà Nguyễn Thị Điềm trăn trở.

Cũng theo bà Điềm, thế hệ trẻ chính là thế hệ tiếp nối các giá trị văn hóa, do đó, điều quan trọng, là làm thế nào để những lời ru được không ngừng lan tỏa, giữ gìn trong cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ.

Muốn làm được điều đó, những thanh âm hát ru phải được phát huy, kế thừa có chọn lọc, để vừa mang không khí mới của thời đại, không xa rời giới trẻ mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

Còn với nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý, người đã xây dựng nhiều dự án liên quan đến nghệ thuật dân tộc tại Việt Nam, bảo tồn bản sắc dân tộc, trong đó có ngôn ngữ và hát ru, không phải là câu chuyện của riêng ai, mà của cả cộng đồng.

Bên cạnh ý thức ru con bằng tiếng mẹ đẻ trong gia đình, cần có những người trong cộng đồng có ý thức sưu tầm, soạn thảo các bài hát và thu âm, ghi hình đưa lên internet để cộng đồng có thể tiếp cận... Bởi các nền tảng trực tuyến cũng đang được coi là một phương cách để chia sẻ, quảng bá rộng rãi lời hát ru tới cộng đồng.

Trong thời gian tới, để việc bảo tồn, đánh thức những lời ru đạt hiệu quả và hiệu ứng mạnh mẽ, cần có sự quan tâm hơn nữa của các nhà quản lý, các tổ chức cộng đồng. Từ đó có những bước đi phù hợp, không chỉ bảo tồn lời ru, mà còn quảng bá, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, tiếp nối những nét đẹp truyền thống bao đời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Tin nổi bật trang chủ
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 1 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Công an Tp. Lào Cai phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, kiểm tra và thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử trên địa bàn phường Kim Tân, Tp. Lào Cai.
Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum vừa lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện đối với một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe dịch vụ chạy xe hộ cho người uống rượu, bia.
Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Sáng 13/5, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024 và nghiệp vụ thống kê xã hội, môi trường.
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND huyện Nam Đông đã ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện giai đoạn 2024 - 2028.