Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thường Xuân (Thanh Hóa): Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Quỳnh Trâm - 20:34, 07/11/2023

Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đang được nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa khai thác trong phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, để đồng bào có thu nhập bền vững, cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS, thì việc phát triển du lịch cộng đồng phải được thực hiện có lộ trình, khoa học cùng với nguồn lực đầu tư hỗ trợ địa phương và người dân tương xứng.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Thường Xuân là huyện có tiềm năng về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, những năm qua, Thường Xuân đã huy động các nguồn lực để phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình như bản Vịn là một trong những bản làng xa nhất của xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân đã được huyện xây dựng là bản du lịch cộng đồng. 

Bản Vịn có 180 hộ dân với hơn 800 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Đây là một trong những bản còn gìn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống khá nguyên vẹn trên địa bàn huyện Thường Xuân. Hiện nay, 100% số hộ của bản còn lưu giữ nếp nhà sàn truyền thống.

Du khách tham gia trải nghiệm tại các Homstay
Du khách tham gia trải nghiệm tại các Homstay

Bản Vịn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Nơi đây được ví như rừng Amazon của Việt Nam chứa nhiều cá thể rừng tự nhiên nguyên sinh từ hơn nghìn năm tuổi, và những động vật quý hiếm đang được bảo tồn. Cảnh đẹp nơi đây còn hoang sơ và tự nhiên. Khí hậu ở bản Vịn mát mẻ quanh năm sẽ đưa du khách lạc vào một thế giới tự nhiên đẹp thơ mộng, là địa chỉ hấp dẫn đối với những người ưa thích khám phá, trải nghiệm.

Ngoài ra, điểm đến hấp dẫn của du lịch bản Vịn là thác suối Liềm. Đây là con thác rất phù hợp cho những người thích du lịch khám phá. Thác suối Liềm nằm cách trung tâm xã Bát Mọt khoảng 15km, nằm sâu trong rừng nguyên sinh của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Con thác này có phong cảnh còn hoang sơ. Thác nằm cách xa khu vực dân cư và phải mất khoảng 2 tiếng đi bộ, tuy nhiên đổi lại, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian thác nước tự nhiên đẹp. Với nhiều tầng và càng lên các tầng trên càng cao, rất phù hợp với những người yêu thử thách.

Du khách đến với bản Vịn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị, hoang sơ của núi rừng, được trải nghiệm trèo đèo lội suối để khám phá rừng nguyên sinh của quần thể pơ mu và sa mu trên 1.500 tuổi.

Du khách trải nghiệm trên thác suối Liềm ở bản Vịn
Du khách trải nghiệm trên thác suối Liềm ở bản Vịn

Từ năm 2021, có 10 hộ đăng ký làm du lịch cộng đồng. Hiện các hộ dân đã cải tạo nhà ở, cảnh quan môi trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đã sẵn sàng đón khách du lịch. Trong đó, có 4 hộ đã đủ điều kiện đón khách du lịch.

Ông Lang Văn Hoàn, Chủ Homstay số 40 Lang Hoàn cho biết, gia đình đã đăng ký làm du lịch cộng đồng từ rất sớm, gia đình đã chỉnh trang nhà sàn, trồng hoa, xây dựng công trình phụ sạch sẽ. Ngoài ra, chúng tôi cũng được Nhà nước quan tâm cho đi học tập mô hình cùng với tập đi tập huấn để biết cách về làm du lịch cộng đồng.

Du khách đến với bản Vịn không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị, hoang sơ của núi rừng
Du khách đến với bản Vịn được tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị, hoang sơ của núi rừng

Phát triển kinh tế bền vững

Tuy số lượng khách đến tham quan và sử dụng các dịch vụ chưa nhiều, nhưng đồng bào nơi đây rất vui và hy vọng sẽ có nhiều du khách biết đến và tham gia trải nghiệm dịch vụ của bản Vịn. Theo đó, những nét văn hóa đặc sắc, các món ăn truyền thống của đồng bào Thái sẽ được bảo tồn và quảng bá thông qua hoạt động du lịch. 

Ông Lang Văn Sơn, Bí thư kiêm Trưởng thôn Vịn cho biết, cái được kể từ khi làm du lịch cộng đồng là ý thức giữ gìn vệ sinh chung của bà con trong bản được nâng cao, không gian nhà ở sạch đẹp, trồng con đường hoa khang trang, văn hóa của đồng bào các dân tộc tại chỗ được nhiều người tìm hiểu. Theo đó, các hộ làm du lịch đều có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống.

Hiện tất cả các ngôi nhà tại bản Vịn được gắn số nhà. Việc gắn số nhà giúp cho chính quyền nắm bắt được thông tin, khi có sự việc diễn ra và thuận tiện cho khách du lịch khi tìm chỗ lưu trú. Hiện nay, cùng với 4 hộ đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay, bản Vịn còn có nhiều người tham gia các hoạt động phục vụ khách du lịch như: Tham gia nhóm văn nghệ, nhóm phục vụ ăn uống, hướng dẫn viên, cho thuê phương tiện, bán hàng... tổng số người dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch khoảng 40 người. 

Nhà sàn là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS bản Vịn được lưu giữ bao đời nay
Nhà sàn là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS bản Vịn được lưu giữ bao đời nay

Việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở bản Vịn, không chỉ giúp các hộ gia đình có nguồn thu nhập cao, mà còn tạo việc làm cho nhiều người trong bản, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững của bản Vịn. 

Ông Lê Văn Thiện, Chủ tịch xã Bát Mọt cho biết: Cái khó nhất của du lịch cộng đồng hiện nay ở bản Vịn là nguồn vốn để tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ. Hiện tại đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn; người dân chưa mạnh dạn hợp tác, kết nối kinh doanh và tham gia hoạt động dịch vụ.

"Để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngoài việc nâng cao ý thức cho cộng đồng địa phương, thì cần có các chính sách lồng ghép hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững, gắn với bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào ở địa phương", Chủ tịch xã Bát Mọt nhìn nhận.

Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Thường Xuân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho người dân bản Vịn
Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Thường Xuân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho người dân bản Vịn

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Vi Ngọc Tuấn, những năm qua, công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch được huyện quan tâm. Theo đó, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các điểm du lịch như: Lòng hồ Cửa Đạt, điểm du lịch tâm linh đền thờ Cầm Bá Thước - Bà chúa thượng ngàn; Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Hội thề Lũng Nhai; điểm du lịch cộng đồng ở bản Vịn, thác Yên, thác trai gái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Để khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án cũng đã đưa ra định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc một cách có cơ sở khoa học, hệ thống, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. Chú trọng tới mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học của Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của cộng đồng DTTS ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại huyện Thường Xuân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 4 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 4 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.