Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thúc đẩy xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo: Quyết sách đúng cho vùng “lõi nghèo” (Bài 1)

Thi Thi - 14:07, 05/11/2022

Trong các nhóm giải pháp giảm nghèo thì giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả rõ rệt; đồng thời cũng là giải pháp để hạn chế tình trạng lao động “chui”. Từ hướng đi này, nhiều lao động người DTTS ở ở các huyện nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi sau khi được tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước đã vươn lên; tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên xuất khẩu lao động vẫn chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng.

Công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước. (Trong ảnh: Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An khang trang, trù phú một phần nhờ XKLĐ)
Công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước. (Trong ảnh: Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An khang trang, trù phú một phần nhờ XKLĐ)

Hỗ trợ đồng bào DTTS đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở nước ngoài theo hợp đồng nằm trong chiến lược giải quyết việc làm quốc gia, thông qua hợp tác quốc tế. Đây được đánh giá là đòn bẩy để giảm nghèo cho các địa phương có đông đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo cao, sinh kế thiếu bền vững.

Tăng cường hợp tác để giải quyết việc làm

Chủ trương đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã được thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tại Nghị quyết số 362-CP ngày 29/11/1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã nhận định: “Thông qua việc hợp tác này, ta có thể giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp cho một bộ phận thanh niên ta trong điều kiện các cơ sở kinh tế trong nước chưa thu hút được hết”. Nghị quyết 362-CP cũng xác định, thông qua hợp tác sử dụng lao động nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế nước ta.

Thực hiện chủ trương này, công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước. Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động – việc làm của nước ta liên tục được mở rộng. Từ bốn nước ban đầu (Liên Xô, Đông Đức, Bungari và Tiệp Khắc), đến nay, thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam mở rộng tới 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, với hơn 30 ngành nghề.

Số lao động đi xuất khẩu của nước ta cũng tăng lên theo từng giai đoạn. Từ 1980 đến 1990, theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hơn 300 nghìn lao động Việt Nam đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài; giai đoạn 1991 – 2000, dù đang trong thời kỳ tìm kiếm thị trường mới nhưng cũng đã có khoảng 160 nghìn lao động xuất cảnh; đến giai đoạn 2000 – 2007, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tăng lên hơn 500 nghìn người.

Đề án 71 còn hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Ảnh minh họa)
Đề án 71 còn hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Ảnh minh họa)

Từ 2007 đến nay, cả nước đã có hơn 1 triệu lượt lao động xuất cảnh (hiện có khoảng 600 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài). Chỉ tính trong 7 tháng năm 2022, đã có hơn 41 nghìn lượt lao động đã xuất cảnh; mục tiêu của cả năm 2022 là đưa khoảng 90 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

XKLĐ từng bước trở thành một hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng; lượng kiều hối trong lĩnh vực này tăng mạnh theo từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1980 – 1990, kiều hối từ XKLĐ đạt 800 tỷ đồng và 300 triệu USD; giai đoạn 1991 – 2000 đạt 500 triệu USD; giai đoạn 2000 – 2007 đạt 1,5 – 2 tỷ USD; từ năm 2007 đến nay đạt 3 – 4 tỷ USD.

Đặc biệt, theo đánh giá của ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chiếm 7 - 9% tổng số người được giải quyết việc làm mỗi năm, giúp giảm sức ép tạo việc làm cho lao động trong nước. Công tác XKLĐ cũng góp phần quan trọng để đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động Việt Nam.

Không bỏ ai lại phía sau

Từ những kết quả đạt được trong công tác XKLĐ chung của cả nước, chủ trương hỗ trợ đưa lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được đặt ra. Việc này không chỉ góp phần giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến trình xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng lao động ở vùng “lõi nghèo” của cả nước.

Theo khảo sát của Bộ LĐTB&XH, cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Tại 61 huyện này, có khoảng 2,4 triệu người sinh sống, trong đó trên 90% là đồng bào DTTS, sống phân tán, thu nhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm.

Chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Đề án 71 là quyết sách kịp thời, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc, quyết “không bỏ ai lại phía sau” trong lĩnh vực lao động – việc làm. (Trong ảnh: Lao động xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam được hỗ trợ XKLĐ từ Đề án 71 - Ảnh: TL)
Chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Đề án 71 là quyết sách kịp thời, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc, quyết “không bỏ ai lại phía sau” trong lĩnh vực lao động – việc làm. (Trong ảnh: Lao động xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam được hỗ trợ XKLĐ từ Đề án 71 - Ảnh: TL)

Bởi vậy, các nhà hoạch định chính sách nhận định, XKLĐ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo nhanh cho các địa bàn này. Tuy nhiên, để đưa lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài là rất gian nan; bởi lao động không có kỹ năng, không có vốn liếng, đọc thông viết thạo còn khó chứ nói gì đến ngoại ngữ,… Nếu không có chính sách hỗ trợ thì việc đưa lao động người DTTS ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài là “bất khả thi”.

Trên cơ sở này, Bộ LĐTB&XH đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. Trong Nghị quyết này, chính sách hỗ trợ lao động người DTTS đi XKLĐ đã được đặt ra.

Triển khai Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 29/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020” (gọi tắt là Đề án 71). Mục tiêu của Đề án 71 là bình quân mỗi năm sẽ đưa khoảng 10 nghìn lao động tại 61 huyện nghèo đi XKLĐ; trong đó có 80 – 95% lao động thuộc hộ nghèo, hộ DTTS.

Đề án 71 được xem là cơ hội cải thiện đời sống của hộ nghèo, hộ DTTS ở 61 huyện nghèo. Bởi khi tham gia, lao động sẽ được thụ hưởng nhiều cơ chế ưu đãi để đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Đó là lao động sẽ được bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa thông qua khóa học 12 tháng. Trong thời gian học, lao động được hỗ trợ toàn bộ học phí, tài liệu học tập, sách giáo khoa, vở viết; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học, tiền tàu xe và trang cấp ban đầu như chế độ áp dụng đối với học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Ngoài ra, Đề án 71 còn hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, viza và lý lịch tư pháp để tham gia XKLĐ. Riêng với lao động thuộc hộ nghèo, người DTTS còn được hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 40 nghìn đồng/người/ngày; tiền ở với mức 200 nghìn đồng/người/tháng; tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu cho người lao động (quần áo đồng phục, chăn màn, giày dép …) với mức 400 nghìn đồng/người;…

Lao động đi XKLĐ được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. (Ảnh minh họa)
Lao động đi XKLĐ được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, để khuyến khích lao động người DTTS đi XKLĐ, Đề án 71 còn quy định chính sách cho vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Lao động được vay theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường; lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ.

Chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Đề án 71 là quyết sách kịp thời, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc, quyết “không bỏ ai lại phía sau” trong lĩnh vực lao động – việc làm nói riêng, lĩnh vực giảm nghèo nói chung của Đảng, Nhà nước ta. Chính sách được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương thúc đẩy XKLĐ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là hoàn toàn đúng đắn, không chỉ đem lại thu nhập cho lao động người DTTS mà còn tạo chuyển biến căn bản trong lĩnh vực lao động – việc làm ở địa bàn này. Bởi khi tham gia XKLĐ, lao động người DTTS sẽ hướng tới mục tiêu “đi làm thợ, về khởi nghiệp”.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã và đang phát huy tốt vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 1 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.