Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Nỗ lực đẩy lùi hủ tục (Bài 1)

Khánh Thư - 08:30, 19/12/2022

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS đã đạt được những kết quả tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, hiện thực hóa khát vọng đưa nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao trong tương lai gần.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Nỗ lực đầy lùi hủ tục (Bài 1)
Các cấp ủy, chính quyền các địa phương và trường học (trong đó có cả các trường PTDT nội trú) đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ để triển khai Đề án 498. (Trong ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh tổ chức Diễn đàn Học sinh DTTS nói “Không” với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống)

Trong tổng số hơn 14,2 triệu người DTTS ở nước ta, phụ nữ (bao gồm trẻ em gái) chiếm 49,8%. Phụ nữ DTTS là nhóm đối tượng yếu thế, họ phải chịu nhiều thiệt thòi trước những tác động tiêu cực của các hủ tục, nhất là tình trạng tảo hôn.

Vấn nạn toàn cầu

Trong ngày lễ Tình nhân - Valentine năm 2022 (ngày 14/2), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, đã ra lời kêu gọi cộng đồng hãy hành động ngay để chấm dứt nạn kết hôn trẻ em, hay còn gọi là tảo hôn. Theo UNFPA, mỗi ngày, trên thế giới có hàng ngàn trẻ em gái trở thành cô dâu; hơn 650 triệu phụ nữ và trẻ em gái hiện đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng trước sinh nhật lần thứ 18. Đặc biệt, theo UNFPA, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, có đến 13 triệu trẻ em gái trên thế giới đã buộc phải trở thành cô dâu.

Tại Việt Nam, kết quả cuộc Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ năm 2020 - 2021, do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), UNFPA và Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện cho thấy, có 7,4% phụ nữ và 1,4% nam giới tuổi vị thành niên hiện đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng. Trong số phụ nữ và nam giới từ 20 - 24 tuổi được điều tra, có 14,6% nữ giới tảo hôn trước 18 tuổi so với 1,9% nam giới tảo hôn trước 18 tuổi.

Theo đánh giá của UNFPA, kết hôn trẻ em, kết hôn sớm và cưỡng ép kết hôn là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều triệu trẻ em gái. Ước tính tới năm 2030, sẽ có hơn 800 triệu phụ nữ trên toàn cầu phải chịu đựng các hậu quả của tảo hôn, so với con số 650 triệu hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia về dân số, tảo hôn ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em gái. Đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người phụ nữ khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa sẵn sàng về mặt tâm sinh lý để mang thai và sinh con, điều này dễ xảy ra tình trạng người mẹ tử vong sau khi sinh hoặc rối loạn tâm lý hậu sinh. UNFPA nhận định, các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15 - 19 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Đặc biệt, kết hôn sớm khi chưa có nền tảng kinh tế vững chắc khiến nhiều cặp vợ chồng “trẻ con” luẩn quẩn trong đói nghèo. Từ đó, gây khó khăn trong thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo ra lực cản đối với sự phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của địa phương. Tảo hôn cũng là rào cản khiến nhiều phụ nữ không có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm để tự tạo thu nhập.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Nỗ lực đầy lùi hủ tục (Bài 1) 1
Nội dung trọng tâm của Đề án 498 là tăng cường công tác truyền thông để thay đổi hành vi, nhận thức của người dân về những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. (Trong ảnh: Một hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hôn nhân được Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức tại huyện Văn Yên năm 2021)

Em Lý Mùi D., dân tộc Dao, ở xã Bình Lãng (huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng) là một ví dụ. Sinh năm 1993, khi vừa 16 tuổi (năm 2009), D. nghỉ học lấy chồng. Chồng D. cũng là người Dao, sinh năm 1991, ở cùng thôn. Cả hai cùng học một trường. Lấy nhau khi còn nhỏ, không có vốn liếng, nên vợ chồng chỉ ở nhà làm ruộng, trồng ngô. Cuộc sống quá khó khăn do thiếu kiến thức làm ăn và thiếu tiền để chăm sóc con nhỏ. Được chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn trồng cây thuốc lá, gia đình D. mới có thêm thu nhập 20 triệu đồng/năm. Đôi vợ chồng trẻ vừa làm được ngôi nhà nhỏ nhưng nợ nần chồng chất chưa biết khi nào mới trả xong.

Kết quả bước đầu cho nỗ lực dài hơi

Với điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, tảo hôn hiện vẫn là vấn đề nhức nhối ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta. Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao nhất (27,5%); tiếp theo là Trung Du và miền núi phía Bắc (24,6%) và Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung (22,4%). Tất cả 53 DTTS đều có tình trạng tảo hôn; trong đó, 5 dân tộc tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm: Dân tộc Mông 51,5%; dân tộc Cờ Lao 47,8%; dân tộc Mảng 47,2%; dân tộc Xinh Mun 44,8%; dân tộc Mạ 39,2%.

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498). Một nội dung trọng tâm của Đề án 498 là tăng cường công tác truyền thông để thay đổi hành vi, nhận thức của người dân về những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 498 theo Quyết định số 439/QĐ-UBDT ngày 13/8/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), cơ quan công tác dân tộc các cấp đã chủ động triển khai Đề án 498 tại địa phương. Theo báo cáo của UBDT, từ năm 2015 đến năm 2020, các địa phương đã tổ chức được 7.245 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông cho 478.298 người tại các xã triển khai mô hình điểm; đồng thời tổ chức 120.774 cuộc truyền thông, với 4.070.148 người tham gia. Các địa phương cũng đã thiết kế, lắp đặt 2.704.757 (pa-nô, áp phích; tờ rơi/tờ gấp, sổ tay hỏi đáp 5 pháp luật...) phát cho 1.412.363 đồng bào để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có chiều hướng giảm đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2014, năm 2019, tình trạng tảo hôn của người DTTS đã giảm 4,7%, tức bình quân mỗi năm giảm 0,94%. 

Ngoài ra, một khảo sát được thực hiện với 1.725 trẻ em DTTS của Dự án “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên DTTS về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (Dự án EMPoWR, được triển khai trong giai đoạn 2020 - 2023), vào cuối năm 2020 tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh: Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị cho thấy, tình trạng tảo hôn có xu hướng giảm rõ rệt.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Nỗ lực đầy lùi hủ tục (Bài 1) 2
Triển khai Đề án 498, các địa phương đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống.

Trong Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 05/NĐ-CP, Ủy ban Dân tộc đánh giá: Triển khai Đề án 498, các cấp ủy, chính quyền các địa phương, trường học (trong đó có cả các trường PTDT nội trú) đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ đối với việc triển khai thực hiện Đề án. Nhất là vai trò của già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, đội ngũ hòa giải viên đã kịp thời, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục những trường hợp có thể thực hiện việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương.

Báo cáo số 855/BC-UBDT ghi nhận, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đến nay đã giảm 4,7% so với năm 2014. Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, so với năm 2014, Tây Nguyên đã giảm 2,1%; tiếp theo là Trung Du và miền núi phía Bắc giảm 5,1 %; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung giảm 3,2 %.

Nhưng cũng phải khẳng định, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phần lớn xuất phát từ những quan niệm, hủ tục của đồng bào DTTS. Vì đồng bào là chủ thể của tập tục đó nên chỉ có chính đồng bào mới có thể giải quyết dứt điểm. Do đó, đòi hỏi đồng bào và chính bản thân phụ nữ và trẻ em gái vùng DTTS phải không ngừng nỗ lực, vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên. Bởi thực tế, nhiều chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS phát triển toàn diện đã được triển khai và đã có những thành tựu đáng ghi nhận.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 14 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.