Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các ổ dịch, nhanh chóng ổn định tình hình

PV - 05:00, 12/05/2021

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh biên giới phía Tây Nam và cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.

Từ điểm cầu UBND tỉnh An Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã họp trực tuyến với các 5 tỉnh biên giới Tây Nam và điểm cầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Văn phòng Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Từ điểm cầu UBND tỉnh An Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã họp trực tuyến với các 5 tỉnh biên giới Tây Nam và điểm cầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Văn phòng Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng; giải quyết dứt điểm các ổ dịch hiện có, không để phát sinh các ổ dịch mới, nhanh chóng ổn định tình hình.

Sáng ngày 9 tháng 5 năm 2021, tại UBND tỉnh An Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Lãnh đạo các tỉnh: An Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (dự họp tại điểm cầu UBND tỉnh Tây Ninh); Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (dự họp tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội); Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành (dự họp tại điểm cầu UBND tỉnh An Giang); Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Công Thương, Giao thông vận tải; Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh An Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang.

Chiều ngày 10 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp có: Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản; lãnh đạo các bộ: Y tế, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế về tình hình phòng, chống dịch COVID-19, ý kiến phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh và các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo:

1. Dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp ở nước ta. Trong hơn 10 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 502 ca mắc trong cộng đồng tại 26 tỉnh, thành phố. So với 3 đợt dịch trước, đợt dịch lần này có độ nguy hiểm cao với nhiều ổ dịch, chủng virus có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, trên phạm vi rộng hơn và kiểm soát khó khăn hơn, gây tâm lý lo lắng, hoang mang trong một bộ phận Nhân dân.

2. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Chỉ đạo các cấp, các lực lượng chức năng, các lực lượng tuyến đầu như y tế, quốc phòng (đặc biệt là bộ đội biên phòng), công an (đặc biệt là công an cơ sở) tại các tỉnh đã ghi nhận các ca mắc mới trong cộng đồng và các tỉnh biên giới đang từng ngày, từng giờ căng mình, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Đến nay, dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước.

3. Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch đã có nhiều văn bản chỉ đạo và Chủ tịch nước cũng đã có thông điệp chỉ đạo, lưu ý về công tác phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các thông điệp, phương châm, nguyên tắc, biện pháp, trách nhiệm cụ thể đều đã được quy định kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng.

4. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp bảo đảm xử lý kịp thời các vấn đề liên quan, không để vướng mắc về thủ tục hành chính mà làm chậm trễ, ách tắc trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Giao Bộ Tài chính chủ trì chủ động làm việc với Bộ Y tế, xử lý theo thẩm quyền về tháo gỡ các vướng mắc về kinh phí mua sắm công, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam xem xét, xử lý.

Giao Bộ Ngoại giao (chủ trì) phối hợp với các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải tổ chức rà soát, kiểm điểm việc trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao nước ngoài nhập cảnh trong thời gian qua khi không có ý kiến của Tổ công tác 5 cơ quan.

5. Nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên toàn quốc là rất cao và có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nếu xảy ra sẽ gây hậu quả khôn lường. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động, lo sợ; thực hiện nghiêm các yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch. Trong đó:

a) Từng địa phương phải rà soát, cập nhật, có phương án, kịch bản phòng, chống, đối phó, khắc phục cụ thể, chủ động, chặt chẽ, phù hợp thực tiễn và sẵn sàng ứng phó hiệu quả mọi tình huống theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Tỉnh phải chủ động lo cho tỉnh, huyện lo cho huyện, xã lo cho xã, thôn, bản, ấp, tổ dân phố cũng phải tự lo cho mình; từng người dân phải có trách nhiệm với chính mình, chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và vì sức khỏe của cộng đồng, góp phần bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc. Khi xảy ra sự cố do chủ quan thì cũng phải theo tinh thần này để cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

b) Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch trong phạm vi, địa bàn quản lý; cấp trên kiểm tra cấp dưới; cấp tỉnh kiểm tra cấp huyện, cấp huyện kiểm tra cấp xã; cấp xã kiểm tra các thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố; kiểm tra đi liền với biểu dương, đánh giá, khen thưởng các điển hình làm tốt, phê bình, xử lý nghiêm và công khai các trường hợp vi phạm (kể cả đối với cán bộ, công chức nhà nước), không nể nang, né tránh vì đây là công tác liên quan đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, lợi ích của cả cộng đồng và xã hội.

c) Thường trực cấp ủy, tổ chức Đảng, đặc biệt là đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép, nhất là tại các địa phương đang có ca mắc trong cộng đồng, phải nhanh chóng ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội. Theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác phòng, chống dịch trong phạm vi, trên địa bàn quản lý.

Tiếp tục đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt sự tham gia của Nhân dân với tinh thần mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương (từ tỉnh, huyện, xã đến làng, thôn, bản, ấp, tổ dân phố) phải là pháo đài tại chỗ và mỗi người dân phải là chiến sĩ phòng, chống dịch. Nơi nào, đơn vị nào để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng, đình trệ các hoạt động kinh tế xã hội do nguyên nhân chủ quan thì tùy mức độ sẽ bị xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

d) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo tinh thần thần tốc, thần tốc hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, bảo đảm thành công và thành công hơn nữa, đặc biệt là bảo đảm thắng lợi cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và kết thúc năm học 2020-2021 an toàn. Trong đó:

- Tất các các địa phương (từ tỉnh đến xã), nhất là tại các địa phương đã có ca mắc cộng đồng phải có ngay phương án chặt chẽ, cụ thể và sẵn sàng các điều kiện cần thiết thực hiện an toàn Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; trước mắt tổ chức các hoạt động tiếp xúc cử tri sao cho thiết thực, tránh biểu hiện hình thức, nghiên cứu tăng cường tổ chức trực tuyến, ngồi giãn cách, rút ngắn thời gian...

- Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện 5K - đặc biệt là đeo khẩu trang (đối với cá nhân), yêu cầu an toàn COVID-19 (đối với tập thể, đặc biệt là đối với cơ sở y tế và các cơ sở sản xuất, nơi thường xuyên có tụ tập đông người), xử lý nghiêm các vi phạm, đình chỉ hoạt động, đóng cửa các cơ sở không bảo đảm an toàn.

- Triển khai quyết liệt các biện pháp phát hiện nhanh, khoanh vùng gọn, cách ly kịp thời, thần tốc truy vết, xét nghiệm sàng lọc, điều trị tích cực, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng; giải quyết dứt điểm các ổ dịch hiện có, không để phát sinh các ổ dịch mới, nhanh chóng ổn định tình hình theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, đặc biệt là ngăn ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, người nước ngoài cư trú trái phép; thực hiện nghiêm công tác cách ly, theo dõi sức khỏe sau cách ly tập trung bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

đ) Chủ động chuẩn bị sẵn sàng cho phương án có 30.000 người mắc bệnh trên phạm vi toàn quốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phù hợp với điều kiện địa phương, đặc biệt là khẩn trương tăng cường năng lực xét nghiệm, cách ly tập trung (nhất là hoàn thành trong thời gian ngắn các cơ sở để cách ly số lượng lớn), cơ sở điều trị trên địa bàn (bao gồm cả nhân lực, vật tư, trang thiết bị) theo tinh thần tự chủ, tại chỗ, đáp ứng tình huống có nhiều ca mắc, xét nghiệm sàng lọc, cách ly và điều trị số lượng lớn, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Tây Nam.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về phương án của tỉnh, theo phương châm 4 tại chỗ, phát huy tinh thần chủ động, tự chủ, tự lực, tự chịu trách nhiệm, tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại vào chi viện, hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương; chỉ đạo cập nhật, hoàn thiện phương án, kịch bản của từng địa phương trên địa bàn, trước hết là các địa phương trọng điểm (đô thị, nơi tập trung đông dân cư, nơi có mật độ giao lưu lớn). Trường hợp yêu cầu mua sắm vượt quá khả năng của địa phương thì phải kịp thời báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo, Chính phủ, các bộ liên quan xử lý ngay, không để chậm trễ.

e) Các tỉnh biên giới tăng cường phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ biên giới, xuất nhập cảnh, ngăn chặn và kiểm soát nhập cảnh trái phép. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác này tại các tỉnh biên giới, nhất là các tỉnh phía Tây Nam.

Bộ Quốc phòng bố trí kinh phí chi thường xuyên để trang bị ngay camera phục vụ giám sát tuyến biên giới ở những nơi xung yếu, dễ xảy ra việc nhập cảnh trái phép và tại các cơ sở cách ly.

Bộ Thông tin và Truyền thông tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kiểm soát và truy vết nhanh, hiệu quả, tiết kiệm.

6. Giao Bộ Y tế:

a) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án và thực tế chuẩn bị cho phương án có 30.000 ca mắc bệnh bệnh trên phạm vi toàn quốc như chỉ đạo của Chính phủ bảo đảm tính chủ động, phù hợp, có lường đến tình huống xấu hơn, không để bị động, bất ngờ. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt (nhân lực, trang thiết bị, vật tư, phương tiện, sinh phẩm, hóa chất, thuốc... cơ sở điều trị, kể cả bệnh viện dã chiến) cho phương án có 30.000 người mắc, phân bổ cụ thể yêu cầu đối với từng ngành, từng địa phương và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế ban hành ngay văn bản hướng dẫn cơ chế đặc thù về kinh phí, cơ chế mua sắm trong điều kiện có dịch bệnh để các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm công khai, minh bạch và chống tiêu cực, lãng phí, thất thoát ngân sách, tài sản của Nhà nước.

b) Khẩn trương ban hành các tiêu chí xác định các mức nguy cơ kèm theo các nhiệm vụ, giải pháp, yêu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất đối với từng mức nguy cơ để trên cơ sở đó, Bí thư cấp ủy và lãnh đạo chính quyền các cấp xác định, quyết định phương án, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn và có cơ sở thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá.

c) Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về việc mua, nhập khẩu vaccine phòng dịch; tăng cường công tác mua, nhập khẩu vaccine với tinh thần khẩn trương, mạnh dạn; tổ chức tiêm vaccine đúng tiến độ; giải thích rõ ràng, minh bạch, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các sự cố khi tiêm vaccine.

d) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xét nghiệm; chỉ đạo việc trang bị máy, sinh phẩm, KIT thử, tập huấn, tăng cường năng lực xét nghiệm của các địa phương (khắc phục, phê bình, kiểm điểm ngay việc một số địa phương chưa bảo đảm năng lực xét nghiệm, trước hết là tại các tỉnh biên giới Tây Nam).

đ) Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch; lưu ý việc bảo đảm an toàn các bệnh viện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế đầy đủ các công cụ kiểm tra, giám sát về phòng, chống dịch bệnh.

7. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo không để đình trệ, ách tắc hoạt động vận tải.

8. Bộ Xây dựng chỉ đạo xây dựng các công trình xây dựng như nhà ở, bệnh viện dã chiến (trong đó có áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới) phục vụ phòng, chống dịch, bảo đảm yêu cầu an toàn phòng, chống dịch.

9. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương rà soát kỹ, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

10. Các bộ, ngành, địa phương đề cao kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm chỉ đạo của cấp trên; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, cấp dưới phục tùng cấp trên theo đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; cán bộ, công chức phải gương mẫu, đi đầu, nêu gương trong thực hiện; cấp trên phải nêu gương cho cấp dưới, chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu.

11. Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, đồng thời không hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trước các diễn biến mới của dịch bệnh; tiếp tục tỉnh táo, sáng suốt, sáng tạo, bản lĩnh, kiên trì và tự giác thực hiện nghiêm, đầy đủ các yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch theo tinh thần mình vì mọi người, vì sức khỏe bản thân, vì cộng đồng, đóng góp vào công cuộc phòng, chống dịch của cơ quan, đơn vị, địa phương và của cả nước một cách hiệu quả nhất.

12. Tiếp tục truyền thông trung thực, khách quan về phòng, chống dịch bệnh. Từ ngày 10 tháng 5 năm 2021, Bộ Y tế cử 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp hàng ngày thông tin tại Chương trình Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam về tình hình dịch bệnh, các kết quả, biện pháp đã xử lý, dự báo tình hình dịch bệnh, các biện pháp ứng phó, đồng thời kêu gọi, hướng dẫn nhân dân tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Trường hợp xét thấy cần thiết, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trực tiếp thông tin cho nhân dân.

Đề nghị Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan chức năng tăng cường chỉ đạo đấu tranh với các thế lực thù địch, các đối tượng xấu thông tin, tuyên truyền không đúng, xuyên tạc về tiêm vaccine và về công tác phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

13. Giao Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch xem xét, đề xuất việc khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch; đề xuất xem xét, xử lý kỷ luật đối với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm, vi phạm công tác phòng, chống dịch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Tin nổi bật trang chủ
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 14/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vy Bảo Châu (SN 1998), trú xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.