Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả thế giới bất ngờ với chủng Delta

PV - 15:05, 21/10/2021

Về công tác phòng chống dịch Covid-19 là vấn đề quan tâm nhất của cử tri, của đại biểu Quốc hội và toàn dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết “cả thế giới bất ngờ với chủng Delta, không chỉ chúng ta”. Do đó, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để kiểm soát dịch hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Bắc

Tiếp tục nghiên cứu để kiểm soát dịch hiệu quả hơn

Phát biểu tại thảo luận Tổ sáng 21/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các phát biểu rất sôi nổi, trách nhiệm, tâm huyết, thể hiện tinh thần xây dựng của các đại biểu Quốc hội; khẳng định các ý kiến rất hay, sâu, phân tích kỹ, sát tình hình, thể hiện mong muốn mọi khó khăn qua đi, thuận lợi sẽ đến nhiều hơn.

Thủ tướng cũng ghi nhận, trân trọng những chia sẻ của các đại biểu Quốc hội với Chính phủ, các bộ, ngành trong điều kiện khó khăn hiện nay, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội chủ động, tích cực phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành.

Khẳng định công tác phòng, chống dịch đang là vấn đề quan tâm nhất của cử tri, của đại biểu Quốc hội và toàn dân, Thủ tướng cho biết cả thế giới bất ngờ với chủng Delta, không chỉ chúng ta.

“Chủng này khác với chủng cũ (chủng gốc), thêm vào đó là các chủng mới nữa. Tối qua, tôi có trao đổi với các đồng chí của tỉnh An Giang, vừa qua xuất hiện ổ dịch ở bệnh viện rất nhanh, nhanh hơn các đồng chí tưởng tượng. Sáng nay, tôi vừa chỉ đạo Bộ Y tế cho người xuống ngay để nghiên cứu. Diễn biến rất nhanh”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, đối với riêng chủng Delta, hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa đầy đủ, Việt Nam cũng đang nghiên cứu. Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 này chủ yếu là chủng Delta lây nhiễm từ Ấn Độ có một số đặc điểm nhận biết.

Thứ nhất, chủng Delta có đặc thù là nồng độ virus cao, dẫn đến lây lan nhanh. Thứ hai, chu kỳ lây nhiễm của chủng Delta nhanh hơn nhiều so với các chu kỳ lây nhiễm của các chủng cũ, chỉ mất 8 tiếng đồng hồ so với 3-4 ngày như trước đây.

Thứ ba, người nhiễm chủng Delta thường không có biểu hiện, trên dưới 80% không có biểu hiện nên phát hiện lâm sàng rất khó. Do đó, khi không phát hiện sớm thì không cách ly sớm, điều trị sớm được.

Thứ tư, người nhiễm chủng Delta có thời gian đào thải mầm bệnh chậm hơn so với các chủng trước. “Các đồng chí thấy, trước đây tại sao cách ly 14 ngày, vì sau 13 ngày là đào thải. Nhưng lần này phải đến 18-19 ngày mới đào thải, nên cách ly 21 ngày”, Thủ tướng nói.

Thứ năm, theo nghiên cứu thì chủng Delta bám vào niêm mạc chắc hơn so với các chủng cũ.

Thứ sáu, chủng Delta lây lan trong không khí.

Theo Thủ tướng, những đặc điểm khác biệt so với các chủng virus của chủng Delta khiến cho chúng ta bất ngờ, không kịp phản ứng với những diễn biến mới. Không chỉ chúng ta bất ngờ với chủng này, các nước khác cũng thế, thí dụ như qua Israel, chủng này còn biến sang chủng Delta Plus.

“Bất ngờ dẫn đến lúng túng, vì có nhiều cái mới, không thể nghiên cứu xong trong ngày một ngày hai. Cho đến bây giờ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về chủng Delta này”, Thủ tướng thừa nhận.

Dẫn thí dụ như vụ mầm bệnh ở Hà Nam, Thủ tướng cho biết mầm bệnh sau khi về đã cách ly rồi, làm xét nghiệm rồi nhưng sau 14 ngày hoàn thành cách ly thì bắt đầu mới lây lan.

 Quang cảnh phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Nguyên
Quang cảnh phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Nguyên

Phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực

Về chính sách chống dịch của Việt Nam, Thủ tướng cho biết qua kinh nghiệm tổng kết ra 3 trụ cột chính: thứ nhất là giãn cách, cách ly; thứ hai là xét nghiệm; thứ ba là điều trị.

“Tinh thần là phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực. Qua quá trình phòng, chống dịch chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm cũng không phải đơn giản vì có những cái diễn ra rất nhanh. Giãn cách, cách ly ở phạm vi đối tượng phải nhanh nhất, chặt nhất, hẹp nhất có thể, để nguồn lây không lây lan rộng”, Thủ tướng nói.

Về trụ cột thứ hai, Thủ tướng cho biết xét nghiệm phải thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh, nhưng phải khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.

“Vì sao phải xét nghiệm? Vì biến chủng này nhìn không thấy, nghe không được, sờ không được. Xét nghiệm nhanh để phân loại nhanh, để đưa ra điều trị, chăm sóc hợp lý, hiệu quả”, Thủ tướng lý giải.

Đối với trụ cột thứ ba, Thủ tướng cho biết trong điều trị phải tích cực, từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở. Người bệnh được tiếp cận nhanh với các biện pháp y tế thì mới không chuyển nặng, giảm tử vong.

“Chúng ta kiên định với ba trụ cột này. Từ ba trụ cột chúng ta đưa ra công thức phải có vaccine. Vaccine là vừa phòng vừa chống, kết hợp với điều trị tích cực, kịp thời, hiệu quả, phù hợp. Quản lý trên diện rộng, dân số lớn thì phải có công nghệ để quản lý”, Thủ tướng khẳng định.

Ngoài ra, Thủ tướng cho rằng cần phải đề cao ý thức của nhân dân trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. “Chúng ta dẫn dần sẽ hoàn chỉnh được mặt lý luận này, vừa qua chúng ta làm theo cách này chúng ta mới đang từng bước đẩy lùi, kiểm soát tình hình là như vậy”, Thủ tướng cho biết.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, đối với biến chủng Delta thì không thể ngay lập tức có kinh nghiệm. “Chúng ta phải dồn lực lượng vào, muốn thần tốc thì phải dồn lực lượng. Thí dụ TP Hà Nội chúng ta thần tốc dồn lực lượng trong vòng 1 tuần vừa xét nghiệm, vừa tiêm chủng chúng ta mới kiểm soát được, sau đó nới lỏng giãn cách”, Thủ tướng dẫn chứng cho biết.

Về lý luận và phương châm chống dịch của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn về mặt chuyên môn (số 4800). Đồng thời, về thực tiễn chống dịch thì đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh gia rất cao Việt Nam có cách tiếp cận toàn dân: lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ. Người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm trong phòng, chống dịch.

“Trong hệ thống chính trị của chúng ta, cấp cơ sở là cấp gần dân, hiểu dân nhất”, Thủ tướng khẳng định.

Ngoài các trụ cột, phương châm chống dịch nêu trên, Thủ tướng cho biết còn có các biện pháp chúng ta phải làm, thí dụ như dồn lực lượng làm thật nhanh, cuốn chiếu: “Trong một địa phương, nếu một tổ dân phố bị thì cả xã phải làm, một xã bị thì cả huyện phải làm…”

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, Việt Nam cũng có một số mặt khó khăn như nguồn lực có hạn, năng lực hệ thống y tế hạn hẹp cả nhân lực cả nguồn lực, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.