Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

PV - 09:05, 18/07/2023

Sáng ngày 18/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, chủ trì Hội nghị của Hội đồng.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Văn Sơn; các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch triển khai hoạt động Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ 6 tháng cuối năm 2023.

Ngày 11/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 825/QĐ-TTg thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Thường trực.

Hội đồng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tiếp tục ban hành Quyết định 46/QĐ-HĐĐPĐNB ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ.

Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hội đồng điều phối vùng thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội đồng điều phối vùng thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều phối các hoạt động lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3. Nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách liên kết vùng, tiểu vùng được thực hiện đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.

4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP), nhất là trong phát triển hạ tầng chiến lược, quan trọng của vùng.

5. Điều phối các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng.

6. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng.

7. Phối hợp với các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.

8. Điều phối trong lĩnh vực đô thị, Logistics, dịch vụ chất lượng cao (trung tâm tài chính, trung tâm Logistics vùng), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

9. Thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển hiệp hội doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội liên minh, liên minh hợp tác xã của toàn vùng.

10. Quyết định sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực khác được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng vùng.

11. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiểm tra, giám sát giữa kỳ– Giải pháp quan trọng tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả Chương trình MTQG

Kiểm tra, giám sát giữa kỳ– Giải pháp quan trọng tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả Chương trình MTQG

Triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã và đang đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát. Việc kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng trong việc đánh giá, phát huy những kết quả tích cực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Múa sư tử Mèo - Di sản văn hóa của đồng bào Tày Nùng ở Bình Gia

Múa sư tử Mèo - Di sản văn hóa của đồng bào Tày Nùng ở Bình Gia

Media - Hồng Phúc - Tuấn Ninh - 2 giờ trước
Trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng vùng cao xứ Lạng, múa sư tử mèo là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, không thể thiếu trong những dịp lễ, tết… Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Buôn Đôn (Đăk Lăk): Kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Buôn Đôn (Đăk Lăk): Kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Nhìn lại kết quả từ 5 năm (2019-2024), thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III huyện huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đề ra, từ việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, trong đó ưu tiên đầu cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ dân sinh, đến nay diện mạo vùng đồng bào DTTS đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt.
Có một thảo nguyên xanh giữa lòng Mèo Vạc

Có một thảo nguyên xanh giữa lòng Mèo Vạc

Du lịch - Quỳnh Lưu - 3 giờ trước
Cùng với Thung lũng xã Sủng Là (huyện Đồng Văn), thung lũng xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) được ví như một thảo nguyên xanh trên miền Cao nguyên đá Đồng Văn.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Nhiều vướng mắc cần được giải quyết (Bài 2)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Nhiều vướng mắc cần được giải quyết (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trong quá trình triển khai các hạng mục đầu tư dành cho người Đan Lai theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là tình trạng đến nay nhiều hộ dân được thụ hưởng chính sách chưa được cấp đất ở, đất sản xuất, làm ảnh hưởng đến rất nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển khác.
Tin trong ngày - 18/6/2024

Tin trong ngày - 18/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Phát hiện sinh vật lạ trong hang động sâu ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Có một thảo nguyên xanh giữa lòng Mèo Vạc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội các DTTS lần thứ III góp phần nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc

Bình Liêu (Quảng Ninh): Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội các DTTS lần thứ III góp phần nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn, đô thị miền núi của Bình Liêu đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.
“Cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc gốc tre

“Cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc gốc tre

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 3 giờ trước
Hơn 20 năm qua, ở thành phố Hội An (Quảng Nam), có một người chuyên tạo hình từ gốc tre và biến những gốc tre vô tri tưởng như bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó là nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ, anh được nhìn nhận là “cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc gốc tre độc đáo.
Quảng Ngãi: Du lịch vùng DTTS và miền núi còn bỏ ngỏ

Quảng Ngãi: Du lịch vùng DTTS và miền núi còn bỏ ngỏ

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Các huyện miền núi Quảng Ngãi có lợi thế về thiên nhiên tươi đẹp để phát triển du lịch như, có nhiều danh lam, thắng cảnh; lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS...Tuy nhiên hiện nay, tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác hiệu quả; hầu hết các khu du lịch ở khu vực miền núi vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự đầu tư bài bản, tạo sự hấp dẫn đối với du khách.
Thanh Hóa: Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông - Từ nhận thức đến hành động

Thanh Hóa: Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông - Từ nhận thức đến hành động

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Để nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nề nếp, tập quán bền vững, ngày 19/3/2021, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, tập trung thực hiện ở các bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn.
Nâng cao giá trị cà phê từ ứng dụng công nghệ cao

Nâng cao giá trị cà phê từ ứng dụng công nghệ cao

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian gần đây, tỉnh tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao để nâng tầm giá trị cà phê.