Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Thủ đoạn bôi lem thành quả, ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám

PV - 11:38, 20/08/2021

Cách đây 76 năm, nhân dân ta đã nhất tề vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đó là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của toàn dân tộc Việt Nam.

Thủ đoạn bôi lem thành quả, ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám
Thủ đoạn bôi lem thành quả, ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám

Vậy nhưng, đến hẹn lại lên, vào thời điểm kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước, một số tổ chức, báo đài thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam lại cố tình đăng tải các bài viết phủ nhận ý nghĩa và thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám đối với dân tộc ta.

Trên Facebook, YouTube, các đối tượng đã đăng tải nhiều bài viết cho rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử”, là “đi ngược lại sự bảo hộ của mẫu quốc”, không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam, chẳng qua chỉ là thay từ chế độ “vua trị” sang chế độ “đảng trị”. Họ còn cho rằng, thắng lợi mà Việt Nam giành được đó là “sự ăn may của lịch sử khi Nhật thua trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”; vu cáo “Cách mạng Tháng Tám thực chất chỉ là một cuộc cướp chính quyền”; “Tổng khởi nghĩa là do quốc gia đề xướng nhưng cộng sản nhảy ra cướp công”; “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hứng được quả ngọt trời cho là tình thế của Pháp, Nhật và hào khí của dân tộc lúc đó để cướp chính quyền cho riêng mình”...

Một số lại quy kết: “Cách mạng Tháng Tám là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam”; “nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”; “Cách mạng Tháng Tám là mở ra thời kỳ Đảng đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, một đảng duy nhất nắm quyền thống trị với một nhà nước “chuyên chính vô sản”...

Những gì mà các cá nhân, tổ chức chống phá, các phần tử cơ hội theo chủ nghĩa xét lại đã xuyên tạc, bôi lem về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chính là luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hạ thấp, phủ nhận sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam; xem nhẹ giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Nhìn lại lịch sử, thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của dân tộc. Đặc biệt, thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhờ tư duy sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán của Đảng, Bác Hồ trong xác định, lựa chọn thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa. Điều này được thể hiện trên các điểm sau:

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám không phải là “sai lầm lịch sử” hay là “sự ăn may”. Từ những năm còn bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 thực sự là những “cuộc tổng diễn tập” là tiền đề cho Cách mạng Tháng Tám thành công. Khi tình thế và thời cơ cách mạng chín muồi, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước đúng vào thời điểm thuận lợi nhất.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trình chuẩn bị đầy đủ lực lượng cách mạng của Đảng ta. Đồng thời, là kết quả của việc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động, tích cực theo dõi tình hình, dự đoán chính xác thời cơ và kiên quyết lãnh đạo nhân dân đứng lên chớp thời cơ “nghìn năm có một” để tiến hành Tổng khởi nghĩa. Trong hai yếu tố chủ quan và khách quan thì yếu tố chủ quan là động lực chính, quyết định đến thắng lợi, hoàn toàn không phải thụ động “ăn may”.

Thứ hai, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ sự thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó không phải là sự chuyển giao từ chế độ “vua trị” sang “đảng trị” mà là sự thay đổi về bản chất từ chế độ “quân chủ phong kiến” sang chế độ “dân chủ cộng hòa”, từ chế độ cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến sang chế độ nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Đồng thời, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ phong kiến, thực dân và đến quốc: “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hòa và thống nhất độc lập”.

Thứ ba, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam. Sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được bao lâu, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay lại cướp nước ta một lần nữa. Trước tình thế đất nước đang “ngàn cân treo sợi tóc”, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách để gìn giữ hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu.

Tuy nhiên, “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã trường kỳ kháng chiến và giành thắng lợi, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương. Song, Pháp đã cấu kết và “bật đèn xanh” cho đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược Việt Nam và Đông Dương, buộc nhân dân ta phải tiếp tục bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm sau đó.

Bằng đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất, bất chấp mọi gian khổ hy sinh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, nguyên nhân sâu xa, trực tiếp dẫn đến hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta chính là bản chất hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc chứ không phải một lý do nào khác và đương nhiên không phải do Cách mạng Tháng Tám.

Thứ tư, nếu không có Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam không thể có cơ đồ, vị thế, uy tín và tiềm lực như hiện nay. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu, không có tên trên bản đồ thế giới; trình độ dân trí thấp, với 95% dân số không biết viết, không biết đọc. Nạn đói năm 1945 do phát xít Nhật gây ra đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người, bằng khoảng 10% dân số của cả nước vào thời điểm đó.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó cứu đói là nhiệm vụ hàng đầu và phong trào “diệt giặc đói” được triển khai ngay. Chiến thắng giặc đói là một trong những thành tựu lớn đầu tiên của Nhà nước cách mạng, đã thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, của chính quyền nhân dân, góp phần củng cố khối liên minh công nông.

Nhờ đường lối đúng đắn và bằng những chủ trương, biện pháp phù hợp, Đảng ta đã xây dựng, củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội, bảo đảm cho các cuộc kháng chiến giành thắng lợi, thống nhất non sông.

Ngày nay, qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển toàn diện. Đất nước ta vượt qua khủng hoảng kinh tế, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành, phát triển. Thế và lực, uy tín của đất nước được nâng cao.

Trong dịp 75 năm Quốc khánh nước ta, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonnio Guterres đã gửi lời chúc mừng Việt Nam và nhấn mạnh: “Việt Nam là hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh và ngày nay đã trở thành một nước có thu nhập trung bình”.

Những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và Nhân dân Việt Nam đã khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là minh chứng sinh động phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi lem ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Thời gian qua, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng bào các tôn giáo, khối đại đoàn kết các tôn giáo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. Tại nhiều cộng đồng dân cư, đồng bào theo hay không theo các tôn giáo tích cực chung tay, phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước, giáo hội ngày càng giàu mạnh. Chính sự gắn kết trong khối đại đoàn kết các tôn giáo đã, đang góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn dân tộc, là động lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 12 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.