Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thời trang tôn vinh lịch sử - văn hóa dân tộc

PV - 08:44, 02/03/2022

Góp mặt trong Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam cuối năm 2021, NTK Lê Long Dũng gây ấn tượng với BST mang hơi thở nghệ thuật Cải lương Việt Nam rực rỡ gấm hoa… Nằm trong dòng chảy trở về nguồn cội này, nhiều bạn trẻ khác cũng đã bắt tay vào thực hiện những dự án cổ phục, nhằm khơi dậy tinh thần tôn vinh giá trị truyền thống, thổi làn gió mới vào ngành thời trang thông qua những ý tưởng gắn liền với các giai đoạn lịch sử cũng như nền văn hóa Việt giàu bản sắc.

NTK Lê Long Dũng và BST “Việt Nam rực rỡ gấm hoa
NTK Lê Long Dũng và BST “Việt Nam rực rỡ gấm hoa

Dự án Việt phục trải dài qua các triều đại

Là gương mặt sáng trong làng thời trang Việt Nam, NTK Lê Long Dũng đến từ thương hiệu Golden Era, là “cha đẻ” của những bộ trang phục National Costume (quốc phục) ấn tượng. Anh ghi dấu với các thiết kế sang trọng, độc đáo, vì thế, luôn mang lại sự kỳ vọng và chờ đợi đối với công chúng trong từng BST. Trong Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2021, Lê Long Dũng đã tái hiện một nước Việt khởi sắc sau đại dịch với Việt Nam rực rỡ gấm hoa lấy cảm hứng từ bộ môn nghệ thuật Cải lương tuồng cổ, vốn được xem là di sản văn hóa lâu đời… Được biết, BST thuộc dự án Việt phục mà Lê Long Dũng đang tâm huyết thực hiện. Trước đó, cũng trong năm 2021, NTK trẻ này đã gây ấn tượng và thành công với dự án Thái hậu Dương Vân Nga - cùng với NSND Bạch Tuyết và Hoa hậu Hoàn vũ Khánh Vân.

Chia sẻ với Văn Hóa, NTK Lê Long Dũng tâm sự: “Từ thời đi học, khi có dịp đến các bảo tàng, nhìn ngắm các cổ vật như trống đồng, trang phục các triều đại Việt Nam…, Dũng bị cuốn hút kỳ lạ và không rời khỏi suy nghĩ về không gian đó. Mình cứ mường tượng về bức tranh lịch sử được tái hiện trong các hiện vật, khiến mình có cảm giác muốn những trang phục, họa tiết này phải được bước ra ngoài đời thực ở thời hiện đại. Điều đó thôi thúc mình lưu tâm đến việc thiết kế trang phục cổ của người Việt và dần hình thành dự án Việt phục như hôm nay”. Từ đó, Lê Long Dũng bắt đầu mày mò tìm kiếm tư liệu, đọc sách lịch sử và đến với các chuyên gia văn hóa - lịch sử, nhà mỹ học, nhà lý luận phê bình để học hỏi thêm… Song, anh vẫn chưa hiện thực hóa được dự án nào trọn vẹn như mong muốn.

Sau này, có dịp thực hiện các bộ quốc phục cho người đẹp Việt đi thi các đấu trường nhan sắc quốc tế, và đã có nhiều tác phẩm đoạt giải Trang phục dân tộc đẹp nhất, nhưng anh vẫn trăn trở, “Không lẽ cứ đứng mãi ở đây hay sao, mình luôn tìm lời giải cho những câu hỏi: Bộ trang phục đi thi National Costume này có ứng dụng gì trong cuộc sống? Chất Việt Nam nằm ở đâu?… Thế rồi, khi có những gợi ý của bạn bè, mình không ngần ngại bắt tay vào thực hiện dự án Việt phục. Khởi đầu cho dự án là show thời trang Thái hậu Dương Vân Nga. Khi làm dự án này xong, mình rất thích và nhanh chóng hoàn thành tiếp những bản vẽ thuộc về cổ phục triều Lý và hiện đã vẽ qua triều Trần rồi”, NTK trẻ hào hứng chia sẻ.

Anh cũng cho biết kế hoạch dài hơi là sẽ tiếp tục thực hiện các trang phục thời Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn… Trước mắt, trong năm 2022, ba dự án tái hiện các giai đoạn lịch sử lớn của dân tộc với những nhân vật Lý Thánh Tông, Lý Chiêu Hoàng và Trần Hưng Đạo sẽ tiếp tục được anh và ê kíp thực hiện, hứa hẹn sẽ là những BST ấn tượng và có ý nghĩa. “Mình sẽ thực hiện dần dần tất cả các triều đại. Đây là dự án phi lợi nhuận nhưng mình không ngại khó. Mình muốn phác thảo bức tranh lịch sử - văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ thời trang, để qua đây, có thể tạo sự hứng khởi tìm hiểu về nguồn cội của người trẻ nhiều hơn, đồng thời thổi làn gió mới vào ngành thời trang Việt, khi kết hợp được giá trị cổ xưa và đương đại, giữa sàn diễn thời trang và nghệ thuật sân khấu truyền thống…”, Lê Long Dũng bày tỏ.

Cổ phục Việt đang được tích cực phỏng dựng và đưa vào đời sống (Nguồn ảnh: Cổ Trang Đại Việt Quán)
Cổ phục Việt đang được tích cực phỏng dựng và đưa vào đời sống (Nguồn ảnh: Cổ Trang Đại Việt Quán)

Những giá trị văn hiến lâu đời hiện diện trong đời sống đương đại

Được thành lập từ tháng 5.2019, Cổ Trang Đại Việt Quán mang trong mình mong muốn có thể khôi phục, trao tận tay những giá trị cốt lõi của cổ phục Việt cho người đương thời để gìn giữ, phát huy.

Chị Ngô Thị Hường, người sáng lập Cổ Trang Đại Việt Quán cho biết, xuất phát từ niềm đam mê với lịch sử và thời trang, chị quyết định kết hợp hai lĩnh vực để tạo dựng nên nhóm những người đam mê cổ phục Việt. Hơn cả một đơn vị cung cấp cổ phục, chị cùng các thành viên mong muốn lan tỏa niềm đam mê đến với nhiều người hơn. Để rồi, cổ phục Việt có chỗ đứng vững chắc trong đời sống đương đại.

Trải qua nhiều biến động thời cuộc, cổ phục Việt vẫn không ngừng tỏa sáng. Chính vì sức nặng giá trị, việc phỏng dựng được một bộ cổ phục Việt đòi hỏi rất nhiều công sức. Để có được bộ trang phục đúng với một thời kỳ, chỉ riêng khâu tìm hiểu sử liệu, tranh ảnh đã tốn rất nhiều thời gian. Chưa kể sau khi nắm được đặc điểm, hoa văn của từng loại trang phục, nhóm cần thực hiện thêm bước thiết kế lại trên máy tính để thêu, in ấn. Tất cả công đoạn thực hiện phải rất công phu, tỉ mỉ.

Nhằm tôn vinh được hết vẻ đẹp, giá trị của cổ phục Việt, vải được lựa chọn thiết kế cũng phải là loại cao cấp như tơ Nam Cao, sa, lụa Hà Đông, linen… Màu sắc đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa. Trang phục đẹp nhưng vẫn bám sát đúng với những gì quá khứ đã thể hiện. Một bộ cổ phục được phỏng dựng thành công là khi mặc lên thể hiện được “hồn cốt” của dân tộc.

Với khao khát tìm về nguồn cội, cổ phục Việt hiện đang là lựa chọn của nhiều người cho các chuyến du xuân, lễ, Tết, sự kiện. Theo anh Bình Phan, cố vấn của Cổ Trang Đại Việt Quán, có rất nhiều cách để cổ phục đi sâu hơn vào đời sống: “Chúng tôi mong muốn mặc cổ phục không chỉ dừng lại ở mức độ trào lưu nhất thời mà hoàn toàn có thể hiện diện hằng ngày trong cuộc sống. Để làm được điều này, tăng tính ứng dụng của cổ phục là phương án mà nhóm đang cố gắng thực hiện”.

Là thành viên nhóm Cổ Trang Đại Việt Quán, bạn Nguyễn Minh Anh vẫn nhớ cảm giác lần đầu tiên được mặc cổ phục: “Em rất tự hào, bởi lẽ, cổ phục là trang phục mà ông cha ta đã gửi gắm vào đó hồn cốt dân tộc. Từng đường may, thớ vải đều mang đặc trưng, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Nghe qua tưởng cũ nhưng thực chất, cổ phục lại mang đến rất nhiều giá trị mới mẻ cho thế hệ hôm nay”. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 21/05/2024
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 19:08, 21/05/2024
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 19:06, 21/05/2024
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 19:04, 21/05/2024
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:55, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 18:44, 21/05/2024
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 18:40, 21/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 18:38, 21/05/2024
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:35, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 18:33, 21/05/2024
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.