Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú

PV - 09:37, 03/10/2018

Hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) trên cả nước có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, với những bất cập đang tồn tại, hoạt động của các trường TCNDTNT không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến chiến lược dạy nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi.

Bài 1: Nghịch lý

Ở một số địa phương, trường TCNDTNT được đầu tư rất hoành tráng nhưng lại vắng bóng học viên. Trong khi đó, ở địa phương khác, trường TCNDTNT lại “quá tải” vì cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học quá thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu dạy-học.

Nơi thì “quá tải”...

Để tập trung đào tạo nghề cho con em đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và khu vực trung du miền núi phía Bắc, năm 2010, UBND tỉnh Phú Thọ quyết định nâng cấp Trung tâm Dạy nghề huyện Thanh Sơn thành Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú -trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Năm học 2018-2019, trường tuyển 280 chỉ tiêu; trong đó có 140 chỉ tiêu hệ trung cấp (5 ngành nghề), 140 chỉ tiêu hệ sơ cấp (3 ngành nghề).

Ngoài ra, Trường cũng tìm hiểu thị trường lao động để mở thêm các lớp đào tạo nghề ngắn hạn khác cho lao động tại địa phương. Mới đây nhất (ngày 21/9/2018), Trường đã mở lớp sơ cấp trồng chè đầu tiên cho 33 học viên là hội viên Hội Nông dân xã Sơn Hùng (huyện Thanh Sơn).

Một lớp nghề may thời trang được mở tại Trường TCNDTNT tỉnh Yên Bái. (Ảnh tư liệu) Một lớp nghề may thời trang được mở tại Trường TCNDTNT tỉnh Yên Bái. (Ảnh tư liệu)

Mặc dù quy mô đào tạo hàng năm khá lớn nhưng cơ sở vật chất trường lớp của Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ lại quá thiếu thốn. Trường đã được quy hoạch trên diện tích 7,5ha tại khu Bình Dân, xã Thục Luyện (huyện Thanh Sơn) nhưng hiện chỉ mới được đầu tư một khu làm việc hai tầng dành cho cán bộ, giáo viên. Trường được ví von là ngôi trường “ba không”: Không có phòng học, không có nhà bán trú và không có xưởng thực hành.

Theo ông Nguyễn Minh Phương, Hiệu trưởng nhà trường, thời gian qua, trường phải sắp xếp một số phòng làm việc để làm phòng học cho học viên, hoặc bố trí một số lớp học ở hội trường. Còn để có xưởng thực hành, Trường làm tạm một vài phòng lợp tôn; nhà bán trú thì mượn khu làm việc được xây dựng từ những năm 80 thế kỷ trước của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (trụ sở cũ).

Không riêng Trường TCNDTNT tỉnh Phú Thọ mà ở nhiều địa phương khác, cơ sở vật chất trường lớp của các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú cũng rất thiếu thốn; trong khi nhu cầu học nghề ngày càng cao đã dẫn tới tình trạng quá tải. Như Trường TCNDTNT Nghĩa Lộ (Yên Bái), mỗi năm Trường phải đảm nhận đào tạo hàng nghìn lượt học viên. Năm học 2017-2018, Trường có nhiệm vụ mở 86 lớp đào tạo nghề (trung và sơ cấp) cho 2.885 lượt học viên.

Tuy nhiên, Trường chỉ có 10 phòng học lý thuyết, 3 phòng học thực hành nghề may, 3 phòng thực hành nghề điện, 2 xưởng thực hành nghề hàn,.. trên tổng diện tích 1,1ha. Vì thế, các lớp học phải học đan xen, có lớp học thì phải có lớp nghỉ, thậm chí nhà trường phải bố trí học cả thứ Bảy và Chủ Nhật để đáp ứng được tiến độ. Về nội trú, bình quân mỗi phòng ở phải bố trí 15-20 học viên/phòng; nhà trường phải đưa cả nhà công vụ của giáo viên làm chỗ ở cho học viên nội trú.

Chỗ lại vắng học viên

Trong khi một số trường TCN DTNT thiếu thốn cơ sở vật chất trường lớp thì một số trường khác được đầu tư rất hoành tráng lại đào tạo cầm chừng. Thậm chí, có một số trường xây dựng xong cơ sở vật chất đồng bộ nhưng vắng học viên, trường lớp cho đơn vị khác thuê mượn hoặc bỏ không.

Năm 2008, Trường TCN DTNT tỉnh Nghệ An được thành lập, đặt tại xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Ban đầu, Trường được đầu tư gần 60 tỷ đồng-chưa kể tiền giải phóng mặt bằng; trong đó, hơn 33 tỷ đồng dùng để mua sắm thiết bị. Năm 2016, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nghệ An tiếp tục chi hàng chục tỷ đồng để xây mới nhiều công trình khác cho nhà trường như tòa nhà đa năng, 2 nhà xưởng, nhà nội trú, thư viện…

Được đầu tư rất mạnh nhưng Trường TCNDTNT Nghệ An gần như chỉ thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn, được ngân sách đài thọ (mỗi năm được cấp 4 tỷ đồng chi thường xuyên). Như năm 2017, Trường mở được 37 lớp sơ cấp nghề cho 1.222 học viên; trong đó 31 lớp theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao (1.070 học viên), 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956.

Không có nhiều học viên theo các lớp nghề dài hạn (hệ trung cấp) nên nhiều công trình hạ tầng của Trường TCNDTNT Nghệ An không phát huy hết công năng; nhiều phòng học bỏ trống hoặc được cho các đơn vị khác thuê mượn. Năm học 2018-2019, Trường đã dành 12 phòng học để cho trường DTNT THCS huyện Con Cuông mượn.

Tình cảnh vắng bóng học viên cũng xảy ra ở nhiều trường TCNDTNT khác. Như ở Trường TCNDTNT tỉnh Thái Nguyên; theo Quyết định 2751/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên, trường được đầu tư 73,215 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường lớp. Nhưng đến nay, sau 8 năm hoạt động, Trường chỉ mở 6 khóa với 500 lượt học viên trung cấp, 1.800 lượt học viên sơ cấp và lao động nông thôn trên địa bàn. Vị chi, bình quân mỗi năm, Trường chỉ cho “ra lò” được 62,5 học viên hệ trung cấp, 225 học viên hệ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng-một con số quá khiêm tốn so chỉ tiêu được UBND Thái Nguyên giao hằng năm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân của tình trạng các trường TCNDTNT mỗi nơi “vướng” một kiểu là do ở khâu quy hoạch và phân bổ kinh phí đầu tư chưa phù hợp. Như ở Yên Bái, toàn tỉnh hiện chỉ có 24 cơ sở đào tạo nghề, nhưng việc bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho trường TCNDTNT tỉnh chưa được quan tâm. Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt Dự án đầu tư phát triển Trường Trung cấp Nghề Nghĩa Lộ với tổng kinh phí 26,4 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ mới thực hiện được 50% kế hoạch vốn đầu tư. Từ nhiều năm nay, dự án đầu tư, nâng cấp trường TCNDTNT tỉnh vẫn được nhắc đến trong nhiều quyết định của tỉnh, nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy.

Trong khi đó, ở Nghệ An, toàn tỉnh hiện đã có 67 cơ sở đào tạo nghề nhưng vẫn mạnh tay đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho trường TCNDTNT tỉnh. Tuy không phải là “thừa giấy vẽ voi” nhưng sự lãng phí là có thực.

Một nguyên nhân khác khiến nhiều trường TCNDTNT dù đã được đầu tư xây dựng khang trang nhưng không “hút” được học viên là do sự biến động trong chế độ, chính sách hỗ trợ học viên theo học. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:22, 17/05/2024
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 19:17, 17/05/2024
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 19:08, 17/05/2024
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 18:55, 17/05/2024
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 18:50, 17/05/2024
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 18:45, 17/05/2024
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 18:43, 17/05/2024
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 18:38, 17/05/2024
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 18:34, 17/05/2024
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 18:31, 17/05/2024
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.