Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum?”

PV - 10:58, 21/06/2019

Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống của cộng đồng các DTTS thì việc triển khai “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” là rất cần thiết. Tuy nhiên, Đề án cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, nếu không có sự điều chỉnh và nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành có liên quan thì mục tiêu rất khó đạt.

Bài 2: Nhiều bất cập phải khắc phục

Các nghệ nhân thực hành chế tác nỏ. Các nghệ nhân thực hành chế tác nỏ.

Vốn ít, khó thực hiện

Theo mục tiêu của Đề án, tỉnh Kon Tum sẽ hỗ trợ để bảo tồn, phát triển 7 nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh, gồm các dân tộc: Xơ-đăng, Ba Na, Giẻ-triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Đề án bắt đầu triển khai từ năm 2017, nhưng đến nay việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí thực hiện.

Theo Đề án, tổng kinh phí thực hiện bảo tồn 7 nghề truyền thống là trên 5 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước là hơn 3,8 tỷ đồng (lồng ghép vốn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 1,18 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 2,678 tỷ đồng). Ngoài ra còn huy động 1,14 tỷ đồng từ sự đóng góp của Nhân dân.

Nhưng theo bà Trần Thị Diệu Hằng, Trưởng Phòng Tuyên truyền và Địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thì nguồn vốn 1,18 tỷ đồng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động DTTS ghi trong Đề án chỉ là… cho có, bởi không thể lồng ghép vốn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg khi thực hiện Đề án.

Theo bản thuyết minh vốn của Đề án thì vốn lồng ghép từ Quyết định 1956/QĐ-TTg là tương đối cụ thể. Đó là: năm 2018 được bố trí lồng ghép 360 triệu đồng; năm 2019 được bố trí lồng ghép 460 triệu đồng và năm 2020 là 360 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm này (tháng 6/2019), nguồn vốn từ Quyết định 1956/QĐ-TTg vẫn chưa được bố trí lồng ghép để thực hiện Đề án này mà hoàn toàn do ngân sách địa phương chi trả.

“Trong 2 năm 2017, 2018, ngân sách tỉnh đã bố trí được 1,4 tỷ đồng để triển khai một số hạng mục của Đề án. Thiếu kinh phí nên nhiều nội dung của Đề án chưa thể triển khai được”, bà Hằng cho biết.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, với kinh phí được phân bổ, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng panô tuyên truyền trực quan về bảo tồn nghề truyền thống tại 5 huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc Hồi và Đăk Tô; Xây dựng băng đĩa về quy trình sản xuất 07 nghề truyền thống. Tổ chức 13 hội nghị tuyên truyền, vận động công tác bảo tồn và phát triển nghề trực tiếp tại các địa phương với tổng số người tham gia là 875 người; Xây dựng điểm trưng bày và tổ chức trưng bày sản phẩm tại trụ sở cơ quan…

Đối với hoạt động dạy nghề, do thiếu kinh phí nên Đề án mới chỉ mở được vài lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Rơ Măm, Hrê với kinh phí 50 triệu đồng. Cùng đó là 416 triệu đồng để hỗ trợ khung dệt thổ cẩm cho 208 hộ dân trong hai năm 2018-2019. Ngoài ra, Đề án cũng mới chỉ hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề rèn cho 20 thanh niên DTTS tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông. Các nghề truyền thống còn lại như; đan lát, làm rượu cần, tạc tượng, làm gốm, làm thuyền độc mộc chưa mở được một lớp đào tạo hoặc dạy nghề nào.

Giải pháp chưa tạo đột phá

Theo bà Trần Thị Diệu Hằng, Trưởng phòng Tuyên truyền và Địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, việc triển khai thực hiện Đề án bước đầu đã tuyên truyền vận động đồng bào các DTTS tại chỗ, nhất là những người đang trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên, Người có uy tín về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình. Đồng bào đã tích cực tham gia học nghề, truyền nghề.

“Tuy nhiên, qua quá trình triển khai Đề án đã bộc lộ một số bất cập, như: Phạm vi, đối tượng thực hiện Đề án rất rộng nhưng những giải pháp của Đề án đưa ra lại chưa hợp lý, khó quy trách nhiệm cho các sở, ngành trong quá trình thực hiện. Một số đơn vị, địa phương chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo, truyền nghề cho lao động chưa đảm bảo chất lượng, chưa đúng nhu cầu công việc để phát triển nghề”, bà Hằng cho biết.

Sở dĩ phải khẳng định như vậy là bởi, nghề truyền thống chỉ có thể được bảo tồn, phát triển khi sản phẩm nghề trở thành sản phẩm hàng hóa. Bởi, chỉ bằng cách đưa các sản phẩm truyền thống trở thành hàng hóa và ổn định đầu ra cho sản phẩm mới thực sự tạo động lực thúc đẩy hiệu quả của quá trình này.

Nhưng xét lại quá trình thực hiện “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” thì giải pháp chính vẫn đang được đóng khung ở khâu dạy nghề, đào tạo nghề, chưa chú trọng khâu sau dạy nghề.

Đó là chưa nói tới việc tổ chức dạy nghề, truyền nghề cũng đang còn bó hẹp. Như lớp dạy nghề dệt truyền thống cho phụ nữ ở làng Le, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) được mở từ tháng 8/2017; giáo viên là nghệ nhân Y Thoai, dân tộc Ba Na, đến từ Gia Lai. Theo đánh giá thì hiện các học viên của lớp nghề này mới tương đối thanh thạo kỹ thuật dệt khăn choàng thổ cẩm.

Tương tự, tại xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), để bảo tồn và gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Hrê nơi đây, nghệ nhân Phạm Thị Gam, dân tộc Hrê đã được mời từ làng Têng, xã Ba Thành (Ba Tơ, Quãng Ngãi) sang để truyền dạy. Nhưng các học viên cũng chỉ mới nắm được những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cơ bản trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê.

“Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” được triển khai với rất nhiều kỳ vọng. Nhưng cho đến nay, khi thời gian thực hiện chỉ còn hơn 1 năm, các hạng mục của Đề án vẫn còn dang dở. Do vậy, việc đạt được mục tiêu của Đề án là khó khả thi nếu không có sự chỉ đạo của tỉnh và sự vào cuộc có trách nhiệm của các sở, ngành chức năng tỉnh Kon Tum.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 21:20, 14/05/2024
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 21:18, 14/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:16, 14/05/2024
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 21:13, 14/05/2024
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 21:08, 14/05/2024
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 21:07, 14/05/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.