Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”

PV - 15:45, 19/11/2021

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, tập trung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo “an toàn, minh bạch và tiện lợi”.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”.

Ba trụ cột tiến tới “quốc gia không dùng tiền mặt”

Sáng 19/11, dưới sự chỉ đạo nội dung từ Ngân hàng Nhà nước, Báo Tuổi trẻ tổ chức Hội thảo “Tiến tới quốc gia không dùng tiền mặt”. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tham dự và phát biểu tại sự kiện.

Theo ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, để tiến đến một quốc gia không tiền mặt, chúng ta phải xác định làm tốt ba trụ cột đó hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ và truyền thông.

Trong đó công tác truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc giúp người dân hiểu về các lợi ích của việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, đặc biệt trong bối cảnh phòng chống dịch như hiện nay, từ đó thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng.

Ông Lê Thế Chữ cho biết, một điều rất thuận lợi về mặt chính sách là ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có đề ra các mục tiêu và rất nhiều giải pháp cụ thể.

“Đây sẽ là cơ sở để của các cơ quan triển khai thực hiện, trong đó có vai trò trách nhiệm của các cơ quan báo chí”, ông Lê Thế Chữ nhấn mạnh.  

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Người dân có thể thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như: Thanh toán học phí, viện phí, đi chợ,siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe,...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Người dân có thể thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như: Thanh toán học phí, viện phí, đi chợ,siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe,...

Người dân đi chợ, mua vé máy bay, tàu xe,… online

Tại Hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhằm tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, xây dựng quy định pháp lý tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán nghiên cứu, đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối với các dịch vụ khác trong nền kinh tế, thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng.

Đến nay, trên ứng dụng Mobile banking, Ví điện tử và tạo lập hệ sinh thái số của các ngân hàng, trung gian thanh toán, người dân không chỉ đơn thuần chuyển tiền mà còn có thể thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như: Thanh toán học phí, viện phí, đi chợ,siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe,...

Nhờ đó, thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số. Chỉ từ tháng 3 đến nay, đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản được mở bằng phương thức điện tử eKYC trong số 110 tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành ngân hàng đã miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể giảm 50% phí hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; giảm 70-100% phí chuyển mạch, bù trừ điện tử; miễn, giảm phí dịch vụ... tổng số tiền giảm phí năm nay khoảng 1.557 tỷ đồng, còn tính cả năm 2020 thì con số này hơn 2.000 tỷ đồng…

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ,...

Hướng tới xã hội không tiền mặt là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài

Tại Hội thảo, sau khi nghe ý kiến phát biểu, thảo luận của các diễn giả, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, hướng tới xã hội không tiền mặt là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, có ý nghĩa trong bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu, hành vi tiêu dùng của người dân có xu hướng thay đổi từ giao dịch gặp trực tiếp sang tương tác chủ yếu qua các kênh số đối với hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội.

Hội thảo ngày hôm nay với 2 chủ đề lớn: Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen thanh toán như thế nào? Và chuyển đổi số để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Theo Phó Thủ tướng, đây là chủ đề có ý nghĩa rất thiết thực trong công cuộc tiến hành chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện trong thời gian qua.

Tại Hội thảo, các diễn giả hoạt động ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực gồm các nhà khoa học; nhà hoạch định chính sách; nhà quản trị; thông tin truyền thông…. đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, một trong những nội dung quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Các diễn giả đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến xây dựng và hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống công cụ, ứng dụng; hành vi, thói quen của người tiêu dùng,… trên cơ sở đó, đánh giá các mặt đã làm được, những tồn tại, hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia (Quyết định 709, ngày 3/6/2020) với 3 định hướng lớn là xây dựng chính phủ số; nền kinh tế số và xã hội số. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt là nội dung rất quan trọng.

Thực tế thời gian qua, hoạt động chuyển đổi số ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là hoạt động thanh toán đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Với sự vào cuộc đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan, các ngân hàng, doanh nghiệp,… “định hướng chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới", Phó Thủ tướng nhìn nhận.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách về chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các bộ ngành liên quan, nhất là sự đóng góp tích cực của các đơn vị truyền thông, báo chí, trong đó có Báo Tuổi Trẻ đã giúp cho người dân hiểu và trải nghiệm nhiều hơn các giao dịch không dụng tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày.

Phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2015. Đề án đặt mục tiêu đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị, từng bước phát triển ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ thanh toán... với các chỉ tiêu cụ thể như: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch;…

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo "Tiến đến quốc gia không tiền mặt".
Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo "Tiến đến quốc gia không tiền mặt".

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với và các bộ, ngành liên quan, tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ mới.

Bên cạnh tiêu chí “tiện lợi”, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch”.

Theo đó, phải thiết kế hệ thống chính sách đảm bảo các thành phần: Nhà cung cấp dịch vụ, người thụ hưởng dịch vụ, hệ thống kinh tế vĩ mô phải bảo đảm an toàn. “Đây là vấn đề hết sức quan trọng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai, Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Thứ tư, tiếp tục chủ động triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền và giáo dục về tài chính đến người dân và doanh nghiệp để họ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và yên tâm trải nghiệm sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt một cách an toàn.

“Người dân có người hiểu, có người chưa rõ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cho nên Ngân hàng Nhà nước vừa phải tăng cường công tác tuyên truyền, vừa phải tạo điều kiện để người dân được trải nghiệm thực tế, cảm nhận được các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt. Có như vậy mới thành công được”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Theo Phó Thủ tướng, một trong những yếu tố có ý nghĩa nhất của thanh toán không dùng tiền mặt đó là sự công khai, minh bạch. Điều này liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa những hành vi không đúng quy định của pháp luật. “Nếu chúng ta thực hiện tốt việc này, không chỉ uy tín quốc gia được nâng lên, đồng thời những định hướng, chiến lược trong các lĩnh vực khác chúng ta cũng thực hiện được”.

Sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới

“Chuyển đổi số hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa góp phần phục hồi, tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.

Cùng với những kết quả của hội thảo ngày hôm nay, với quyết tâm của Chính phủ, sự chủ động kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và sự vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương cùng với cơ quan truyền thông, thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán số nói riêng tại Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần xây dựng một xã hội số, minh bạch hơn, thuận tiện và giảm thời gian, chi phí cũng như những rủi ro cho người dân, doanh nghiệp.

Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo ra tiền đề giúp cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.

Hội thảo "Tiến tới quốc gia không tiền mặt" là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, với các nội dung cụ thể: Toàn cảnh bức tranh thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam - Hành trình tiến đến quốc gia không tiền mặt; chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.

Hội thảo gồm 2 phiên: Phiên 1 với chủ đề “Đại dịch đã thay đổi thói quen thanh toán như thế nào”, nội dung thảo luận “Doanh nghiệp thay đổi như thế nào để thích ứng với thói quen tiêu dùng của người dân”; Phiên 2: “Chuyển đổi số thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt”, nội dung thảo luận “Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển kinh tế số và xã hội số”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 11 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 11 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 12 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 12 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 13 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 13 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 13 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 13 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.