Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc

Quỳnh Trâm - 14:55, 20/10/2023

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 4 huyện giáp ranh có xã và thị trấn miền núi, 2 huyện và thị xã có thôn miền núi. Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%. Do đó, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chương trình MTQG... luôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Công tác giải ngân vôn đầu tư công, thực hiện Chương trình MTQG luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chỉ đạo sát sao
Công tác giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình MTQG luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chỉ đạo sát sao

Triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS

Một trong những Chương trình MTQG dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được tỉnh Thanh Hóa quyết liệt thực hiện, đó là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). 

Bởi Chương trình có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, có nhiều dự án, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS cũng đã được tích hợp vào Chương trình. Theo đó, nguồn vốn được giao trong năm 2022 và 2023, đối với vốn đầu tư, toàn tỉnh đã giải ngân được 117 tỷ 762 triệu đồng, (bằng 32,2% tổng vốn đã phân bổ chi tiết); Vốn sự nghiệp đã giải ngân được 20 tỷ 011 triệu đồng, bằng 6,6% vốn đã phân bổ chi tiết..., nhờ đó, tại các địa phương được thụ hưởng chính sách, nhiều công trình, dự án đã và đang được triển khai, trong đó, có những dự án đã hoàn thành, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào DTTS

Đội ngũ Người có uy tín ở Thanh Hóa đã phát huy tốt vai trò của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được các cấp chính quyền biểu dương, ghi nhận
Đội ngũ Người có uy tín ở Thanh Hóa đã phát huy tốt vai trò của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được các cấp chính quyền biểu dương, ghi nhận

Minh chứng như, tại huyện Lang Chánh, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 bước đầu đã có những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 28,88 triệu đồng. Dự kiến đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 25,27% năm 2022, giảm còn 19,49%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 28,55% (năm 2021 là 34,71%)

Cũng trong năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh được giao là 3 tỷ 179 triệu đồng để triển khai các chính sách cho Người uy tín như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin cho Người có uy tín; cấp báo cho Người có uy tín theo định kỳ; tổ chức cho Người có uy tín tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nhờ chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, Người có uy tín được động viên rất phấn khởi, tin tưởng chính quyền, nỗ lực phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu, tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, bản đoàn kết, cùng giúp nhau phát triển.

Điển hình như Người có uy tín Hà Đình Bon, ở khu phố Xuân Minh, thị trấn Thường Xuân. Ông Bon không chỉ gương mẫu “nói đi đôi với làm”, mà ông còn luôn gần gũi, gắn bó với Nhân dân và có nhiều đóng góp vì sự phát triển của địa phương. 

Trong xây dựng nông thôn mới, ông Bon đã tích cực vận động người thân, bà con Nhân dân hiến đất, vật liệu để mở rộng đường. Bản thân gia đình ông đã tự nguyện hiến hơn 1.500m2 đất để mở rộng tuyến đường từ 4 mét lên 7 mét. Đồng thời, ông còn thường xuyên đến từng hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng để từ đó có những kiến nghị, đề xuất kịp thời lên cấp trên. Với những cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

Đoàn công tác cua tỉnh Thanh Hóa giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi
Đoàn công tác cua tỉnh Thanh Hóa giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi

Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách đang được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực như: "Đề án Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc"; Đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025"; Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững ...

Ông Mai Xuân Bình, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhờ thực hiện có hiệu quả các dự án, chính sách dân tộc, chương trình MTQG...đến nay, diện mạo của các bản làng, vùng DTTS và miền núi ngày càng đổi thay; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên đáng kể.  Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo ở 11 huyện miền núi giảm 4,81% (từ 20% xuống còn 15,19%). Riêng tỷ lệ hộ nghèo DTTS  giảm 7,37 ( từ 27,23% giảm xuống còn 19,86%), vượt mục tiêu đề ra.

Từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 

Theo ông Bình, trong quá trình triển khai các chính sách, trong đó có Chương trình MTQG 1719 vẫn còn một số khó khăn, nhất là một số dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình 1719 được phân bổ vốn nhưng chưa triển khai thực hiện, như Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất nước sinh hoạt; Tiểu dự án 1, Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. 

Tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình 1719 còn chậm; tỷ lệ giải ngân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với kế hoạch đề ra; nhất là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp.

Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân đang được các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả
Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân đang được các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả

Để tháo gỡ những khó khăn này, với vai trò là cơ quan Thường trực thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho tỉnh có đề xuất với Chính phủ, cho phép tỉnh sử dụng số kinh phí năm 2023 còn lại của Tiểu dự án 1, Dự án 3 về: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, là 53.391 triệu đồng để bố trí vốn hỗ trợ cho các đối tượng đã thực hiện bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng trên địa bàn vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2021 và 2022 còn thiếu chưa được phân bổ.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm có văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với nội dung hỗ trợ đất ở thuộc Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” và Tiểu dự án 1, Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”.

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, các chính sách đặc thù của tỉnh đã và đang tác động tích cực đến việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển bền vững vùng đồng bào ở khu vực DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 11 giây trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 2 phút trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 5 phút trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 9 phút trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 10 phút trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 phút trước
Sáng 2/5, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Trong đó, có Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai: Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách

Gia Lai: Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách

Pháp luật - Ngọc Thu - 15 phút trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định khởi tố vụ án "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đối với vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê vào buổi sáng 30/4, giữa 2 xe ô tô khách biển kiểm soát 51B-294.89 và 47B-020.26.
Gia Lai: Nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô

Gia Lai: Nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô

Xã hội - Ngọc Thu - 16 phút trước
Sau vụ việc 4 người dân chết đuối khi đang tắm trên sông Pô Cô thuộc địa phận xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) vào ngày 30/4, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô.
Bình Định: Đón hơn 277 nghìn lượt khách trong 5 ngày lễ

Bình Định: Đón hơn 277 nghìn lượt khách trong 5 ngày lễ

Xã hội - T.Nhân - 18 phút trước
Sở Du lịch tỉnh Bình Định vừa có báo cáo nhanh gửi Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và UBND tỉnh về tình hình hoạt động du lịch trong dịp Lễ 30/4 - 1/5 năm 2024. Theo đó, 5 ngày nghỉ lễ (tính từ ngày 27/4 - 1/5), tỉnh Bình Định đón hơn 277 nghìn lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 18,5%.
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen về nước

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen về nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 20 phút trước
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen, thôn Kon Sơ Tiu, xã NgọK Réo, huyện Đăk Hà và lao động Y Tha, thôn Đăk Lúp, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông đang gặp khó khăn khi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả Rập Xê Út về nước. Đó là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum tại Công văn số 1298 về việc “tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.