Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Quỳnh Trâm - 08:46, 03/04/2024

Xác định di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá tạo nên sức hút đối với du lịch, nhất là trong giai đoạn hội nhập toàn diện như hiện nay, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; đồng thời gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa cho thế hệ tương lai.

Những nếp nhà sàn truyền thống góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ( ảnh Thùy Linh)
Những nếp nhà sàn truyền thống góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ( ảnh Thùy Linh)

Vùng đất giàu trầm tích văn hóa

Nhắc đến xứ Thanh là nhắc đến vùng đất trầm tích các giá trị văn hóa, nổi bật là nền văn hóa Trống đồng Đông Sơn. Đây cũng là một trong những "cái nôi" chứa đựng giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng với những hình thức đặc sắc về huyền thoại, tục ngữ, ca dao, lễ tục, lễ hội, văn hóa, ẩm thực... ; nơi “địa linh, nhân kiệt” phát tích của nhiều triều đại phong kiến (Tiền Lê, Hậu Lê, Nhà Hồ, Nhà Nguyễn). Những yếu tố đó đã tạo nên truyền thống văn hóa giàu bản sắc của đất và người Thanh Hóa.

Để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, thông qua việc quan tâm bảo tồn, xây dựng hồ sơ đề cử, trong năm 2023 tỉnh Thanh Hóa có thêm 7 di sản được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ngành Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh đã có nhiều hoạt động để bảo tồn các di sản như: Hoàn thành khai quật 4 cổng Thành nhà Hồ, in sách “Thành tựu 10 năm khai quật khảo cổ học Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ”, chống mối tường thành phía bắc; công bố tư liệu về Lễ tế Giao, tổ chức Hội thảo khoa học phục hồi lễ tế Nam Giao, huyện Vĩnh Lộc; sưu tầm, phục dựng, gắn chíp 70 hiện vật khảo cổ; tăng cường quản lý vùng lõi Di sản Thành nhà Hồ với 3 bộ phận chính: La Thành, Hoàng Thành, Đàn tế Nam Giao.

Hiện tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.535 di tích, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Trong đó, có 1 di sản thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, cùng với hàng trăm lễ hội, lễ tục, trò diễn dân gian ở khắp các vùng miền được lưu giữ, trong đó 15 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia. Hệ thống bảo tàng trong toàn tỉnh hiện đang bảo quản và trưng bày hơn 32.855 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng ngàn hiện vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa cao.

Trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) thu hút và hấp dẫn nhiều du khách tại Lễ hội
Trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) thu hút và hấp dẫn nhiều du khách tại Lễ hội

Đa dạng các hình thức quảng bá di sản

Để khai thác các di sản văn hóa trong phát triển du lịch, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch như Kế hoạch bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh ...

Triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030: Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục dân tộc Thái huyện Như Thanh; tổ chức thành công Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội “Hương sắc vùng cao” thu hút đông đảo các nghệ nhân, diễn viên, quần chúng các dân tộc thiểu số ở vùng thượng du Thanh Hóa tham gia biểu diễn, sáng tạo, hưởng thụ văn hóa. Bảo tồn, phát huy, phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; phục dựng, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc đặc sắc nhằm bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa quan tâm bảo tồn, khai thác giá trị di sản, đưa hàm lượng văn hóa vào các sản phẩm du lịch; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa cho lực lượng công tác tại cơ sở, nâng cao trình độ, kỹ năng cho nguồn nhân lực du lịch.

Lễ hội “Sết Boóc Mạy” tại huyện Như Thanh – Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lễ hội “Sết Boóc Mạy” tại huyện Như Thanh – Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa cũng đã đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa với các địa phương có quan hệ hợp tác hữu nghị trong và ngoài nước, như: Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào); thành phố Seongnam (tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc), tỉnh Mittelsachsen (bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức), tỉnh Al Farwaniyah, (Coet), tỉnh Niigata (Nhật Bản)... Đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại văn hóa lớn tại Thanh Hóa, như: “Hội nghị gặp gỡ Thanh Hóa - Hàn Quốc, Hội nghị 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, “Ngày Italia tại Thanh Hóa”...

Thông qua các chương trình, sự kiện, tỉnh đã lồng ghép đưa các di sản văn hóa phi vật thể mang đặc trưng riêng biệt của cộng đồng các dân tộc xứ Thanh, như lễ Hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ Hội Sết Boóc mạy (Như Thanh), lễ Hội Mường Khô ở Bá Thước…đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, góp tăng thêm giá trị cho sản phẩm du lịch, kích thích sự tìm tòi khám phá của du khách. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.