Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Lo ngại công tác bảo vệ trường học hiện nay

PV - 14:06, 27/05/2019

Vừa qua, tại Trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng khiến 6 người thương vong. Sự việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về công tác bảo vệ trường học ở miền núi hiện chưa được chú trọng.

Trường Tiểu học Đồng Lương, nơi mới xảy ra án mạng. Trường Tiểu học Đồng Lương, nơi mới xảy ra án mạng.

Bảo vệ lỏng lẻo

Tại các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ở các huyện miền núi, công tác bảo vệ trường học vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, hầu hết lực lượng bảo vệ tại các trường học rất mỏng, chỉ có 1 người làm công việc đánh trống trường, đóng mở cổng, trông coi cơ sở vật chất của trường. Đa số những người bảo vệ đều cao tuổi, hết tuổi lao động hoặc là phụ nữ, không có đủ sức khỏe và nghiệp vụ hay công cụ hỗ trợ khi xảy ra tình huống xấu.

Do tâm lý chủ quan, thiếu sự quan tâm của nhà trường và phụ huynh mà không ít trường xảy ra những vụ việc liên quan đến an ninh trật tự. Đặc biệt là vụ đau lòng xảy ra tại trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh mới đây. Vào lúc 9h ngày 3/5/2019, đối tượng Đỗ Mãnh Chiểu Minh (25 tuổi), trú tại thôn Cốc Mốc, xã Đồng Lương đã đột nhập vào trường, đâm thương vong 6 cô trò, trong đó, 1 em học sinh lớp 5 tử vong, 5 người còn lại bị thương nặng.

Đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ và khởi tố kẻ gây án về tội giết người. Các em bị thương đã hồi phục và trở lại lớp học. Tuy nhiên, đối với bản thân các nạn nhân cũng như gia đình của các em, ký ức kinh hoàng và đau xót này sẽ theo họ đến suốt cuộc đời.

Vụ việc đáng buồn khác, xảy ra tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), chỉ vì sợ con bị bạn học bắt nạt, một phụ huynh đã lẻn vào Trường THCS Cẩm Ngọc để hành hung em Lê Anh Tuấn (học sinh lớp 7) khiến em này bị thương tích. Bảo vệ nhà trường cũng không phát hiện được sự việc trên để ngăn cản.

Ông Lê Thiên Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lương, nơi xảy ra vụ án mạng kinh hoàng thừa nhận: Công tác bảo vệ trong trường học còn yếu kém. Ông cũng đề nghị chính quyền xã, huyện và tỉnh hỗ trợ kinh phí hằng năm cho trường học để chi trả, hợp đồng lâu dài cho lao động làm bảo vệ chuyên nghiệp, đủ khả năng và có trách nhiệm. Trong khi đó, bảo vệ trường hiện tại chỉ có mức thu nhập 800.000 đồng/tháng thì không thể toàn tâm, toàn ý cho công việc.

Bảo vệ trường học cần được chú trọng

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị, học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) trong buổi làm việc tại huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã khẳng định: Công tác bảo đảm an toàn trong trường học, là việc của chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, nhưng cần có sự phối hợp với gia đình học sinh, các cơ quan, đoàn thể khác. Còn vị trí việc làm bảo vệ trường học đã có quy định của Nhà nước, Bộ GD&ĐT tại các thông tư, hướng dẫn cụ thể.

“Ngành GD&ĐT, nội vụ, tài chính ở huyện, tỉnh phải có ý kiến tham mưu cho lãnh đạo chính quyền sở tại có phương án tuyển dụng bảo vệ trường học đủ mạnh, có nghiệp vụ bảo vệ, trách nhiệm với công việc và có thu nhập ổn định, làm việc lâu dài, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên, học sinh trong nhà trường”, ông Linh đề xuất.

Thầy giáo Đặng Xuân Viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, chia sẻ: Trên địa bàn huyện có 4 điểm trường, đều có bảo vệ, lương tùy thuộc vào quy mô trường lớp, thời điểm. Tại điểm trường chính, do quy mô trường lớp rộng nên trong năm học lương của bảo vệ được trả 1 triệu đồng/người/tháng, còn hè phải trông coi 24/24h nên mức lương được trường trả cao hơn một chút. Ở một số điểm trường khác thì mức lương thấp hơn. Kinh phí này do nhà trường tự cân đối. “Tuy nhiên, nếu xảy ra vấn đề gì trong trường thì lực lượng bảo vệ hiện nay thật đáng lo ngại, bởi họ chủ yếu là người cao tuổi”, thầy giáo Đặng Xuân Viên cho hay.

Thực tế cho thấy, các huyện miền núi Thanh Hóa đều vẫn còn nghèo. Về công tác bảo vệ, ở hầu hết các trường học chỉ được chính quyền địa phương hỗ trợ một nửa, thậm chí có những trường phải tự cân đối ngân sách để chi trả tiền lương cho bảo vệ. Kinh phí eo hẹp chính là một bài toán khó quyết định đến chất lượng nhân lực bảo vệ.

Về vấn đề này, ông Hoàng Ngọc Dũng, Trưởng Phòng Giáo dục chính trị-học sinh, sinh viên (Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa) cho rằng: “Bảo vệ trường học đều có trong quy định vị trí việc làm của các trường công lập, nhưng thời gian qua, bảo vệ ở các trường học tại huyện Lang Chánh và nhiều địa phương ở Thanh Hóa đều là hợp đồng ngắn hạn, thời vụ, hoặc không có hợp đồng lao động”.

Do vậy, ông Dũng đề nghị, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ có ý kiến tham mưu cho UBND tỉnh có phương án tuyển dụng bảo vệ trường học đủ mạnh, hợp đồng lâu dài, trả tiền lương hàng tháng phù hợp với trách nhiệm của bảo vệ nhà trường.

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 3 phút trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 phút trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 1 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 2 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 2 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.
Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với bà Hoàng Thị Lan, về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông, gây tai nạn làm 1 người chết.
Khánh Hoà: Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Khánh Sơn cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Khánh Hoà: Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Khánh Sơn cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Tấn Tuân, vừa có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Khánh Sơn để nắm bắt tình hình và chỉ đạo địa phương thực hiện.