Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS: Cần một cách làm mới

PV - 10:25, 14/08/2019

Từ năm 2014, Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS” giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định 2214/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 2214) đã được các địa phương ở khu vực Tây Nguyên tích cực triển khai và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhưng để Đề án thực sự hiệu quả và tiếp tục được triển khai sau năm 2020 thì vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Quy mô không lớn

Krông Nô là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Đăk Nông. Giai đoạn 2014-2018, ngoài nguồn lực giảm nghèo do ngân sách nhà nước bố trí, thực hiện Đề án 2214. Krông Nô được thụ hưởng một số chương trình, dự án do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) tài trợ.

Đáng kể nhất là Dự án tăng cường năng lực kinh tế cho đồng bào DTTS (Dự án 3EM) do Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAT) tài trợ và Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên có vốn từ Ngân hàng Thế giới. Những nguồn lực này đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện từ 18,35% (năm 2014) xuống còn 8,69% (năm 2018).

Nhưng xét tổng thể, các chương trình, dự án do NGO tài trợ ở Krông Nô chưa đạt hiệu quả cao nhất trong hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS. Nguyên nhân một phần là do quy mô dự án không lớn, vốn thực hiện bị phân tán.

Từ vốn Dự án 3EM, người dân ở Đăk Nông tham gia lớp tập huấn tái canh tác cây cà phê. (Ảnh tư liệu) Từ vốn Dự án 3EM, người dân ở Đăk Nông tham gia lớp tập huấn tái canh tác cây cà phê. (Ảnh tư liệu)

Lấy Dự án 3EM làm dẫn chứng, giai đoạn 2014-2016 (Dự án có thời gian thực hiện đến 31/12/2016-Pv), huyện Krông Nô được bố trí hơn 39,8 tỷ đồng để triển khai. Nhưng nguồn kinh phí này lại phân tán để thực hiện rất nhiều nội dung, bao gồm: hỗ trợ sinh kế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chuỗi giá trị, cho vay tài chính-tín dụng,…

Số liệu của UBND huyện Krông Nô cho thấy, năm 2014, toàn huyện có 2.224 hộ nghèo (nghèo đơn chiều) là đồng bào DTTS, chiếm tỷ lệ 70,18% tổng số hộ nghèo của huyện. Hết năm 2018, số hộ nghèo là người DTTS ở Krông Nô giảm xuống còn 1.414 hộ (giảm 810 hộ so với năm 2014), nhưng vẫn chiếm đến 86,64% (nghèo đa chiều) tổng số hộ nghèo của huyện.

Kết quả đạt thấp

Krông Nô là một trong 5 huyện, của tỉnh Đăk Nông (bao gồm: Krông Nô, Đăk G’long, Đăk R’lấp, Đăk Song, Tuy Đức) được thụ hưởng Dự án 3EM. Theo số liệu của Ban Dân tộc Đăk Nông, trong 3 năm (2014-2016), tỉnh đã thu hút được 470 tỷ đồng từ Dự án 3EM để hỗ trợ tăng cường năng lực kinh tế cho đồng bào DTTS ở 5 huyện nêu trên; bình quân đạt 94 tỷ đồng/huyện/3 năm (tương đương hơn 31,3 tỷ đồng/huyện/năm).

Nhưng Dự án 3EM cũng chỉ là điểm nổi bật nhất ở Đăk Nông trong thực hiện Đề án 2214. Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Đăk Nông được nêu tại Báo cáo số 971/BC-BDT ngày 14/12/2018, thực hiện Đề án 2214, trong năm 2018, tỉnh thu hút được 132 tỷ đồng (không tính vốn Dự án 3EM), trong đó có vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tiếp cận vốn từ các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ góp phần hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS. (Ảnh minh họa) Tiếp cận vốn từ các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ góp phần hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS. (Ảnh minh họa)

Cũng như Đăk Nông, kết quả thực hiện Đề án 2114 của một số địa phương khác ở khu vực Tây Nguyên cũng không mấy khả quan. Như Kon Tum, theo Báo cáo số 234/BC-BDT ngày 04/12/2018 của Ban Dân tộc tỉnh, tính trong năm 2018, Kon Tum đã nỗ lực vận động và được 7 tổ chức NGO và 1 cá nhân cam kết tài trợ được gần 45,5 tỷ đồng. Số kinh phí này cũng được “rải mành mành” cho 17 dự án được triển khai ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Còn với Gia Lai, kế hoạch triển khai Đề án 2214 được UBND tỉnh ban hành từ tháng 7/2014; tổng kinh phí Gia Lai dự toán thực hiện Đề án là hơn 1.716,8 tỷ đồng (trong đó vốn kêu gọi tài trợ là hơn 1.713 tỷ đồng). Nhưng theo Báo cáo số 546/BC-BDT ngày 02/7/2019 của Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai thì đến nay (tức là đến tháng 7/2019), tỉnh vẫn chưa vận động được vốn nên chưa triển khai Đề án 2214 (!?).

Thiếu thông tin, khó tiếp cận

Vì sao nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên lại khó vận động vốn để triển khai Đề án 2214 đến vậy? Khảo sát tại các tỉnh Tây Nguyên, một trong những nguyên nhân mà phóng viên ghi nhận được là do các địa phương thiếu thông tin về các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Hầu hết các địa phương cũng chỉ nắm được một vài địa chỉ như: WB, ADB, IFAT,…

Trong khi đó, theo công bố của Bộ Ngoại giao, hiện cả nước có đến 496 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động.

Phải khẳng định, Đề án 2214 vẫn rất đúng và trúng với tình hình thực tiễn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đề án Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đang được hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua. Do dó, các địa phương phải có cách làm mới, chủ động tìm hiểu các tổ chức phi Chính phủ để tiếp cận các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào DTTS.

SỸ HÀO

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 2 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.