Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Tấm lòng của những người mẹ...

PV - 11:22, 01/04/2019

Mặc dù không mang nặng đẻ đau sinh ra các con nhưng trong suốt mười năm qua, 161 đứa trẻ ở Làng trẻ SOS Điện Biên Phủ đã quen gọi những người phụ nữ ở đây là “mẹ, dì”. Những người mẹ, người dì ấy bằng tình thương, sự tận tâm với con trẻ, họ đã hy sinh hạnh phúc riêng để dành trọn tình cảm thiêng liêng chăm sóc, nuôi dạy những đứa trẻ có số phận, hoàn cảnh không may mắn.

Tháng 12/2009, Làng trẻ SOS Điện Biên Phủ được thành lập và đi vào hoạt động. Khi đó Làng đón và tiếp nhận 60 đứa trẻ đầu tiên và 11 người mẹ đến nuôi dưỡng, chăm sóc các con. Trẻ được nhận nuôi tại đây đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ, con ngoài giá thú, không nơi nương tựa... Hiện tại, số trẻ ở Làng là hơn 160 em ở nhiều độ tuổi, dân tộc khác nhau trong tỉnh Điện Biên.

Làng trẻ SOS Điện Biên Phủ xây dựng 14 ngôi nhà sàn khang trang, trong mỗi ngôi nhà là một gia đình ấm cúng do chính đôi bàn tay của 1 người mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc, nuôi dưỡng. 14 ngôi nhà này được đặt theo tên của các loài hoa như: Hoa Hồng, Hoa Sen, Hoa Mai, Hoa Bưởi… Mỗi loài hoa mang ý nghĩa riêng nhưng đều thể hiện tình yêu thương, giống như tình cảm của các mẹ dành cho những đứa con không cùng huyết thống.

Hạnh phúc của chị Tím là hằng ngày được chăm sóc các con, chứng kiến chúng khôn lớn, trưởng thành, luôn vui vẻ và nghe lời mẹ. Hạnh phúc của chị Tím là hằng ngày được chăm sóc các con, chứng kiến chúng khôn lớn, trưởng thành, luôn vui vẻ và nghe lời mẹ.

Cũng giống như các con, những người mẹ, người dì ở đây cũng đều có những hoàn cảnh đặc biệt, không chồng, không con, họ tự nguyện xin vào làm mẹ ở Làng trẻ SOS để được chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa trẻ. Bằng niềm tin, sự đồng cảm và tình yêu thương con trẻ, các mẹ hy vọng sẽ bù đắp được phần nào những thiệt thòi mà các con đang phải gánh chịu. Chị Lò Thị Tím, quê ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên dù chưa một lần được làm mẹ nhưng chị Tím đã quyết tâm không lập gia đình và tình nguyện xin vào Làng trẻ SOS công tác.

Chị Tím tâm sự: Chứng kiến mỗi người con lớn lên là niềm hạnh phúc không thể đong đếm được. Tuy nhiên, mỗi đứa một tính cách, cá tính, một sở thích, để các thành viên trong nhà được hòa thuận, chị phải hiểu rõ tính cách của từng trẻ, dùng tất cả tình yêu thương của mình, kiên trì cảm hóa, giúp các con vơi bớt nỗi cô đơn, nhớ cha mẹ. Điều ước giản đơn của chị là mong sao có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc tốt cho những đứa con của mình và mong các con chăm ngoan học giỏi, khôn lớn trưởng thành, có công ăn việc làm, có như vậy chị mới an lòng.

Gần nhà chị Tím là ngôi nhà mang tên Hoa Mai của 9 mẹ con chị Nguyễn Thị Hoan, quê ở Hà Nam. Giống như các mẹ khác, quãng thời gian đầu tiên làm mẹ của chị Hoan cũng vô cùng khó khăn, xen lẫn cả những bỡ ngỡ, lo lắng. Nhưng sự kiên trì gần gũi, dành trọn tình cảm trân thành chăm sóc cho các con, thời gian bên nhau tình cảm mẹ con dần được vun đắp, gắn bó khiến chị và các con cảm thấy cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa. Cũng từ đó chị nguyện toàn tâm dành trọn thời gian, tâm huyết để chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con của mình.

Anh Trương Tuấn Anh, Phó Giám đốc Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, tâm sự: “Làm mẹ của một, hai đứa con đã rất vất vả nhưng với các mẹ, các dì ở đây phải chăm sóc, nuôi dưỡng gần 10 con cùng một lúc thì sự gian nan, vất vả đó càng tăng gấp bội. Dù không cùng huyết thống, nhưng trong mỗi ngôi nhà mọi người đều cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp mà mẹ-con dành cho nhau. Tình cảm đó được vun đắp bằng chính tình yêu thương chân thành, trách nhiệm và tấm lòng nhiệt huyết vô bờ bến của các mẹ dành cho các con. Đáp lại tình cảm của mẹ là sự kính trọng, tình yêu và sự biết ơn mẹ của các con.

Mỗi người đều có một lý tưởng sống, với chị Tím, chị Hoan cũng như những người mẹ khác ở Làng trẻ SOS Điện Biên Phủ, lý tưởng của họ thật giản dị mà cũng thật cao cả, đó là mang hạnh phúc đến cho những trẻ em thiệt thòi một mái ấm thực sự để phần nào xoa dịu nỗi đau và bù đắp cho những mảnh đời kém may mắn, giúp các em vững bước trên đường đời.

HƯƠNG CHI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Chiều 21/5, tại đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) xảy ra vụ việc 7 thanh thiếu niên bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 2 em hiện vẫn đang mất tích.