Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tấm lòng của một dũng sĩ Trường Sa

PV - 14:28, 01/08/2018

Sinh năm 1966, từng là sĩ quan quân đội nhiều năm bảo vệ Trường Sa, được phong danh hiệu dũng sĩ. Trong một trận chiến bảo vệ biển đảo, Nguyễn Văn Dũng bị thương nặng một chân trở thành thương binh hạng 2/4. Chỉ còn lại một chân lành, ông Dũng phục viên về ở tại Đường Đệ (Nha Trang, Khánh Hòa) lao vào nghiên cứu các biện pháp lai tạo các loại giống hải sản và xây nhà giúp người nghèo, người DTTS ở vùng sâu, vùng xa.

dũng sĩ Trường Sa Một ngôi nhà ở huyện miền núi Khánh Vĩnh được ông Dũng hỗ trợ xây dựng.

Vượt lên từ gian khổ

Ngoài 20 tuổi đang là một sinh viên ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh nhưng quá khát khao được ra quần đảo Trường Sa để chiến đấu và bảo vệ vùng đảo thiêng liêng nên Nguyễn Văn Dũng đã nhen nhóm ý định. Ý nguyện của Nguyễn Văn Dũng rồi cũng thành hiện thực khi lá đơn tình nguyện ra đảo của anh được xét duyệt. Tháng 2/1987, Dũng lên đường nhập ngũ. Trong nhiều trận chiến với các tàu lạ để bảo vệ đảo, Dũng đã bị đứt lìa một chân, giám định mất sức lao động đến hơn 60%.

Sau khi được tổ chức cho phục viên trở về, kinh tế lại khó khăn, anh như người đi trên dây. “Tôi chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng. Tiền phụ cấp rất khiêm tốn và cứ trở trời những vết thương tái phát hành hạ làm tôi đau đớn rồi việc đi lại bằng chân giả như một cực hình. Những đêm mưa tầm tã nằm trong căn gác xép cũ kỹ và đơn sơ, tôi cứ vò võ một mình. Chính những đêm như thế đã hun đúc cho tôi quyết tâm phải vươn lên với tinh thần “tàn nhưng không phế”, anh Dũng chia sẻ.

Trong gác xép nhìn ra những ruộng mỳ mất trắng vì thời tiết, những đìa tôm cũng năm mất năm được. Hàng ngàn người dân nơi đây lâm cảnh khổ cực. Không hiểu sao lúc đó tôi trỗi dậy khát vọng phải làm gì đó để giúp bản thân mình và những người dân này bớt đi khổ cực. Nghĩ thế nên tôi quyết định vượt lên số phận bằng ý chí và nghị lực đã được tôi luyện trong quân ngũ. Tôi vạch hướng làm ăn và động viên hàng trăm dân nghèo cùng làm theo dựa trên những tiềm năng sẵn có của địa phương”, Nguyễn Văn Dũng tâm sự.

Miệt mài giúp người nghèo

Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình, năm 1993, anh Dũng nghĩ ra sáng kiến thiết kế cầu phao, làm bè nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới bằng vật liệu nhựa hỗn hợp kết hợp với nhiều vật dụng khác. Hệ thống bè này có thể chống chọi lại được với bão tố. Kiểu làm lồng bè này nhanh chóng được nhiều hộ dân ủng hộ. Anh Dũng cho biết: Ban đầu, nhiều người ái ngại nhưng thực tế đã mang lại nhiều kết quả ngoài mong đợi nên ai cũng hồ hởi làm theo.

dũng sĩ Trường Sa Ông Dũng (đứng giữa) trong một chuyến đi làm từ thiện.

Ông Hồ Văn Nam ở Vĩnh Hòa, Nha Trang chia sẻ: Chúng tôi đều nghèo nhưng lành lặn cả mà chẳng nghĩ ra được gì hay ho để thoát nghèo. Thế mà một thương binh nặng như anh Dũng lại luôn sáng tạo. Hàng trăm dân nghèo chung tay làm theo các mô hình anh Dũng vạch ra đều trở thành khá giả cả. Đúng là chỉ có sáng tạo mới làm nên kỳ tích mà thôi.

Năm 2004, với những kinh nghiệm và những mô hình đã học hỏi được và sáng tạo nên, Nguyễn Văn Dũng mạnh dạn thành lập doanh nghiệp tư nhân Văn Dũng. Doanh nghiệp của anh Dũng chuyên dịch vụ giải trí trên biển, câu cá bằng ca nô và hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản trên biển. Cơ sở của anh nhanh chóng được nhiều người lựa chọn dịch vụ. Để phục vụ tốt cho nhu cầu của khách, cơ sở của Dũng luôn có gần 50 lao động làm việc. Đặc biệt hầu hết các lao động này đều là người khuyết tật hoặc con em của các đồng đội cũ là thương binh. Dũng bảo, không có tiền cho trực tiếp thì đành giúp bằng cách này vậy, giúp được là vui lắm. Bản thân bị thương nặng nên tôi biết, con em của các thương binh nặng hoặc người khuyết tật rất khó tiếp cận việc làm. Bởi thế nên tôi nhận hết họ về làm.

Tất cả số tiền lời có được từ giai đoạn mới đi vào hoạt động, Nguyễn Văn Dũng đều chia hết cho các nhân viên của mình, bởi với anh những nhân viên đó cũng như người ruột thịt. Họ cũng có thiệt thòi về thân thể cũng như nhiều mặt khác nên anh luôn cận kề động viên và chia sẻ kịp thời.

Nhiều con em của đồng đội bị co quắp chân tay, khi nhận vào không thể làm việc, Dũng lại tận tâm đào tạo và huấn luyện cho đến khi tự tin và làm được việc mới thôi. Anh Dũng bộc bạch: “mình cũng là phận lá rách thôi. Ngày nào cũng tự hứa với bản thân sẽ quyết tâm vươn lên nên có điều kiện hơn người khác. Như vậy mới có thể đùm bọc và giúp đỡ được họ”.

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, toàn bộ tiền lời thu được, anh Dũng lại dùng để rong ruổi đi vùng sâu, vùng xa xây nhà cho người nghèo, người DTTS. Từ năm 2012 đến nay, trung bình mỗi dịp Tết, anh Dũng đều dành tặng 5-8 tấn gạo cho người nghèo vùng sâu, mỗi năm hỗ trợ xây 8-12 căn nhà cho đồng bào DTTS vùng sâu.

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 2 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 4 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 9 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 9 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 9 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 9 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.