Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơmă Kơcham - Nghi lễ trọng đại của đồng bào Ba Na

Ngọc Thu - 15:23, 03/04/2023

Tháng 3, khi hoa Pơ lang nở đỏ trời Tây Nguyên, đồng bào Ba Na ở làng Prăng, xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai lại rộn ràng tổ chức Sơmă Kơcham (Lễ cúng sân) cầu mong một năm mới khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng bào Ba Na ở làng Prăng rộn ràng tổ chức Sơmă Kơcham - Lễ cúng sân với đầy đủ nghi thức của một nghi lễ truyền thống
Đồng bào Ba Na ở làng Prăng rộn ràng tổ chức Sơmă Kơcham - Lễ cúng sân với đầy đủ nghi thức của một nghi lễ truyền thống

Làng Prăng có 119 hộ, trong đó có đến 98% hộ người Ba Na. Sơmă Kơcham là lễ hội lớn nhất trong năm của người Ba Na nơi đây. Hằng năm, vào dịp tháng 3, khi hoa Pơ lang nở đỏ trời Tây Nguyên, người Ba Na ở làng Prăng lại rộn ràng tổ chức lễ cúng bên trong nhà Rông và sân nhà Rông.

 Đây là hai nghi thức lớn của làng nhằm tưởng nhớ đến những người trong làng đã mất, cũng như cầu nguyện Yàng sẽ cho bà con một năm khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ cúng sân còn có ý nghĩa bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn nguồn nước sạch cho dân làng. Đồng thời, như sợi dây kết nối tình cảm xóm làng thêm gắn bó, bền chặt.

Trong khoảng sân rộng của nhà Rông truyền thống, cả trăm người dân đã tập trung đông đủ chuẩn bị lễ Sơmă Kơcham
Trong khoảng sân rộng của nhà Rông truyền thống, cả trăm người dân đã tập trung đông đủ chuẩn bị lễ Sơmă Kơcham

Lễ cúng được tổ chức rất long trọng. Trước khi tổ chức lễ, Hội đồng già làng họp chọn ngày tổ chức lễ, sau đó dân làng sẽ được phân công nhiệm vụ. Những ngày này, mọi người gác lại hết công việc nhà, nương rẫy để tập trung cho việc chung cả làng. Dưới khoảng sân rộng của nhà Rông truyền thống, cả trăm người dân từ già trẻ, trai gái đều tập trung đông đủ, chia thành nhiều nhóm, đảm nhận từng phần việc cụ thể, như nấu nướng, dựng cây nêu, cột rượu ghè, chuẩn bị cồng chiêng… Đặc biệt là, phần dựng đàn tế lễ ở nhà Rông được thực hiện rất cầu kỳ ở các chi tiết trang trí.

Hội đồng già làng thực hiện nghi lễ Sơmă Kơcham
Hội đồng già làng thực hiện nghi lễ Sơmă Kơcham

Khi những phần thịt được nấu chín, chị em phụ nữ bắt tay dọn dẹp sạch sẽ khoảng sân. 2 cây nêu được dựng ngay trước công trình nước sạch cũng nằm trong sân nhà Rông. Bà con bắt đầu đem những ghè rượu đã được ủ thơm nức đến góp lễ, nối thành một hàng dài. 2 ghè rượu to được buộc dưới chân mỗi cây nêu. 2 xiên thịt nướng, 4 nồi thịt hầm cũng được bày biện xung quanh. Xong đâu đấy, hội đồng già làng gồm 9 thành viên đứng xung quanh cây nêu, chuẩn bị nghi thức cúng. Đội cồng chiêng “nhí” và thanh niên cũng vào hàng ngũ chỉnh tề.

Khi các già làng đọc bài cúng thông báo cho các vị thần linh biết các công việc sẽ làm trong năm, khấn cầu các vị thần phù hộ cho mọi việc diễn ra suôn sẻ, cũng là lúc tiếng trống, chiêng nổi lên rộn rã, âm vang. 5 già sẽ đảm nhận nhiệm vụ dâng lễ cúng lên Yàng, 4 già còn lại sẽ khấn nguyện, mời lễ những người đã khuất. Trong lúc đó, đội chiêng và đội xoang diễn tấu xung quanh sân của nhà Rông.

Lễ cúng kết thúc, Hội đồng già làng cùng nhấp những ngụm rượu đầu tiên trong hàng dài ghè mà dân làng đem đến góp lễ. Theo sau, bà con cũng thực hiện nghi thức tương tự, mang theo ước vọng về một năm mới, mùa vụ mới thuận lợi, may mắn. Mỗi hộ dân còn được chia một xâu thịt heo từ lễ cúng đem về để lấy may. Phần hội lúc này mới bắt đầu và kéo dài đến hết ngày hôm sau.

Sau phần lễ, tiệc ăn uống sẽ kéo dài suốt đêm. Trong đêm trăng trong veo, ánh lửa bập bùng, bà con cùng nhau đánh chiêng, múa xoang và hát dân ca với niềm tin về một mùa rẫy mới bội thu, ấm no. 

Một số hình ảnh đồng bào Ba Na chuẩn bị Sơmă Kơcham 

Những phụ nữ trong làng chuẩn bị những ghè rượu ủ thơm ngon nhất cho ngày lễ
Những phụ nữ trong làng chuẩn bị những ghè rượu ủ thơm ngon nhất cho ngày lễ

Bên hông nhà Rông, nhóm trai làng tập trung đẽo gỗ, dựng đàn tế lễ, trang trí nhà Rông
Bên hông nhà Rông, nhóm trai làng tập trung đẽo gỗ, dựng đàn tế lễ, trang trí nhà Rông
Dân làng chuẩn bị cây nêu cho lễ cúng
Dân làng chuẩn bị cây nêu cho lễ cúng
Những dây cúng để trang trí cây nêu cũng được dân làng đan bện tỉ mỉ, đẹp mắt
Những dây cúng để trang trí cây nêu cũng được dân làng đan bện tỉ mỉ, đẹp mắt
Xung quanh sân nhà Rông, đội cồng chiêng làng Prăng đánh lên những giai điệu rộn ràng vào lễ hội
Xung quanh sân nhà Rông, đội cồng chiêng làng Prăng đánh lên những giai điệu rộn ràng vào lễ hội
Đội xoang nữ của làng Prăng cùng múa những điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng
Đội xoang nữ của làng Prăng cùng múa những điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 4 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 4 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.