Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Rừng đã xanh ở nơi từng là “điểm nóng”

Lê Hường-Quốc Phong - 06:40, 19/07/2022

Từng là “điểm nóng” về xung đột, tranh chấp đất rừng đến đổ máu, nhưng nay cuộc sống của người dân ở tiểu khu 1500 và 1504 xã Quảng Trực, Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã hoàn toàn đổi khác. Người dân liên kết với doanh nghiệp, chính quyền cùng quản lý, bảo vệ rừng, cuộc sống ngày càng ổn định và màu xanh của rừng đã ngày một xanh hơn.

Người dân và nhân viên bảo vệ rừng của Công ty Nam Tây Nguyên, cùng tuần tra, bảo vệ rừng
Người dân và nhân viên bảo vệ rừng của Công ty Nam Tây Nguyên, cùng tuần tra, bảo vệ rừng

Từ xung đột đến bắt tay cùng phát triển

Tiểu khu 1500 và 1504 nằm giáp danh Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Nơi đây từng xảy ra xung đột, tranh chấp đất rừng giữa người dân và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

Chở chúng tôi trên chiếc xe máy “đặc chủng” đã quấn dây xích quanh bánh xe, băng qua cánh rừng già toàn cây bằng lăng cổ thụ, những đồi cây điều xanh mướt dần hiện ra. Người dẫn đường bảo với chúng tôi, diện tích cây điều này là do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (Công ty Nam Tây Nguyên) giao đất, cấp cây giống cho 69 hộ dân tiểu khu 1500 và 1504 trồng năm 2018, nhằm mục đích tạo thêm sinh kế cho dân.

Ông Điểu Krông (sinh năm 1952), là một trong những người lớn tuổi nhất của cụm dân cư này. Ông Điểu Krông kể: ông sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Trực, những năm 80 của thế kỷ trước, ông theo bố mẹ đi phát rừng, tỉa lúa tại tiểu khu 1500 này. Sau đó, gia đình ông nhập hộ khẩu về bon Bù R’Nga, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Mặc dù vậy, ông và nhiều hộ dân khác bon Bù R’Nga và bon Đắk Á, xã Bù Gia Mập vẫn canh tác trên khu đất đã khai hoang trước đây ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Cũng chính điều đó đã làm nảy sinh xung đột, tranh chấp khi Công ty Nam Tây Nguyên thu hồi toàn bộ diện tích đất vào năm 2013, có những lần va chạm đổ máu.

Ông Điểu Krông chăm sóc vườn điều 4ha của gia đình, trong đó có 1ha điều cho thu hoạch
Ông Điểu Krông chăm sóc vườn điều 4ha của gia đình, trong đó có 1ha điều cho thu hoạch

“Hai bên tranh chấp căng thẳng lắm! Chủ rừng thì cho rằng đất của người dân khai phá thuộc quản lý của Nhà nước, còn người dân lại một mực khẳng định, mảnh đất ấy họ đã canh tác vài chục năm nay. Hai bên giằng co đất, cây rừng được trồng chiều hôm trước, sáng hôm sau đã bị nhổ sạch. Đời sống người dân gặp vô vàn khó khăn vì thiếu đất sản xuất”, ông Điểu Krông nói.

Nhiều năm xung đột hai bên đều gặp khó, năm 2018 người dân và chủ rừng ngồi lại với nhau bàn cách hóa giải và thống nhất liên kết cùng nhau sản xuất, bảo vệ rừng. Người dân được canh tác trên một phần diện tích đất của Công ty Nam Tây Nguyên và còn được công ty hỗ trợ nguồn giống, để người dân trồng cây nông lâm kết hợp.

Nhờ làm tốt công tác giao đất, giao rừng, liên kết trồng rừng, mà từ đó đến nay đời sống của người dân hai bon Bù R’Nga và Đắk Á dần ổn định, rừng cũng được quản lý, bảo vệ tốt hơn.

Nhờ việc liên kết giữa doanh nghiệp và người dân cánh rừng già phái Nam Tây Nguyên này giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên
Nhờ việc liên kết giữa doanh nghiệp và người dân cánh rừng già phái Nam Tây Nguyên này giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên

Rừng mãi xanh, người dân no ấm

“Bây giờ thì khác rồi! Năm nay, điều được thu hoạch rồi, 69 hộ dân từng tranh chấp rừng đã khá hơn. Bà con không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn sắm được cả tivi, tủ lạnh, nhiều gia đình còn mua được cả xe máy, máy cày phục vụ đi lại, sản xuất. Tất cả trẻ em độ tuổi đến trường đều được đi học”, ông Điểu Krông chia sẻ.

Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn điều xanh ngát, ông Điểu Krông bảo: trước đây, bà con trồng điều giống cũ, chất lượng không đồng đều. Từ khi liên kết, Công ty Nam Tây Nguyên cấp giống, bà con từng bước thay thế vườn điều cũ, từ đó cải thiện được cả chất lượng và sản lượng cây trồng. Trong 4 ha điều của gia đình ông, có 1ha điều năm nay đã cho thu được gần 5 tạ. Toàn bộ số tiền bán điều, tôi tiếp tục đầu tư, chăm sóc vườn cây. Khoảng 2 năm nữa điều, vườn điều sẽ cho gia đình ông nguồn thu ổn định.

Sau “thỏa hiệp” giữa các bên năm 2018, có 69 hộ dân được liên kết trồng rừng kinh tế, với diện tích 87ha. Đến nay, toàn bộ diện tích liên kết trồng rừng đã được phủ xanh toàn bộ cây nông lâm kết hợp là cây điều.

Bên cạnh việc sản xuất ổn định ở vườn cây liên kết, cộng đồng hai bon Bù R’Nga và Đắk Á còn có thêm nguồn thu nhập từ việc liên kết khai thác mủ cao su của Công ty Nam Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có hơn 500ha rừng được 5 hộ dân thuộc cộng đồng 2 bon Bù R’Nga, Đắk Á quản lý, bảo vệ, với tiền dịch vụ môi trường rừng người dân được hưởng là 150 triệu đồng/năm.

Anh Điểu Cương cho biết: Hàng tháng nhận cạo mủ cho hơn 1ha cao su của Công ty Nam Tây Nguyên. Công việc bắt đầu từ 3h đến 7h sáng hàng ngày, mang lại cho Điểu Cương thu nhập hơn 11 triệu đồng/tháng. Trừ đi chi phí sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, tiền lương của anh nuôi được 2 con đang đi học. Ngoài thời gian cạo mủ, vợ chồng anh còn chăm sóc vườn điều 3 tuổi.

Nguyễn Bí thư Huyện ủy Tuy Đức (thứ 2 bên trái) trở lại “điểm nóng” năm xưa, thăm vườn điều của dân
Ông K Bốt, nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Đức (thứ 2 bên trái) trở lại “điểm nóng” năm xưa, thăm vườn điều của dân

Nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Đức K’Bốt là người dẫn đầu đoàn công tác, thường xuyên có mặt tại “điểm nóng” tranh chấp ở hai tiểu khu 1500 và 1504 nắm tình hình, vận động và giải thích cho người dân hiểu, nhờ làm tốt công tác dân vận, giải quyết hài hòa những khúc mắc mà xung đột, tranh chấp dần được khắc phục.

Chia sẻ với phóng viên, ông K’Bốt nói, nhờ cách làm liên kết vừa phối hợp giữ rừng, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế mà mối quan hệ giữa người dân, chủ rừng và chính quyền địa phương thêm gắn kết vững chắc hơn. Minh chứng là gần 5 năm qua, tình trạng xung đột, tranh chấp không còn nữa, an ninh trật tự tại 2 tiểu khu luôn được giữ vững.

“Sau khi phối hợp với công ty quản lý, bảo vệ rừng, tính ra, 69 hộ dân trong vụ tranh chấp năm xưa đang sống tại 2 bon Bù R’Nga, Đắk Á lại có nhiều nguồn thu nhập. Còn công ty đã thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế rừng bền vững, ổn định đời sống đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn xã Quảng Trực. Vậy là được một công đôi ba việc rồi”, ông K’Bốt đánh giá.

Từ những nỗ lực, cố gắng của cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân, đến nay xã Quảng Trực đã có nhiều khởi sắc. Hệ thống giao thông, đường điện và nước sinh hoạt đến từng buôn; trường học, trạm xá xã đạt chuẩn.

Điều đặc biệt, đời sống người dân đã cải thiện rõ rệt. Nếu như 20 năm trước, địa phương này có hơn 90% hộ đối, nghèo, trong đó đồng bào dân tộc M’nông 100% đói nghèo thì nay tỷ lệ hộ nghèo giảm gần một nửa. 

Năm 2022, xã Quảng Trực đặt ra mục tiêu giảm 3-5% hộ nghèo, riêng đồng bào DTTS giảm 5-10%. Kinh tế từng bước phát triển, nơi đây cũng dần xuất hiện những nông dân làm kinh tế giỏi như Điểu Sra ở bon Bu Dăr, mỗi năm thu lãi 200-300 triệu đồng từ 7ha cà phê xen hồ tiêu…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Khai mạc Hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước tỉnh Kon Tum năm 2024. Chương trình nhằm giúp trẻ em trên địa bàn tỉnh rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp Hè.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 2 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 5 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 6 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.