Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quyến rũ Tây Giang

PV - 10:06, 13/03/2019

Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, là vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu. Bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ, Tây Giang còn giữ gìn nhiều di sản văn hóa đặc sắc được hình thành từ bao thế hệ làm nên nét quyến rũ, say lòng du khách gần xa.

Lễ hội mừng mùa được tổ chức tại Làng văn hóa Cơ-tu Tây Giang. Lễ hội mừng mùa được tổ chức tại Làng văn hóa Cơ-tu Tây Giang.

Ngày xưa, muốn lên vùng cao Tây Giang thì phải men theo những ngọn núi đầy hiểm trở, đó chính là “Con đường muối” huyền thoại. Sau này, ông Clâu Bhlao ở thôn Voòng, xã Tr’Hy, huyện Tây Giang đã làm nên một kỳ tích, bằng cách khảo sát rất dân gian: tự mình leo lên các ngọn cây quan sát, sau đó phóng tuyến mở đường để rút ngắn thời gian đi bộ lên khu 7 xã xa xôi ở vùng biên từ 3 ngày xuống còn 1 ngày. Đó là “Đường Clâu Bhlao” gần như trùng khít với con đường nhựa của Nhà nước đầu tư.

Hiện nay, đường đã trải nhựa, bê tông đến tận xã Axan. Trong tương lai sẽ đến các xã biên giới Việt-Lào và khi hoàn thành sẽ có một cửa khẩu quốc tế tại đây. Trên cung đường này có những điểm dừng chân lý tưởng như đỉnh Quế, nơi để ngắm núi rừng, mây và sương; đỉnh Chơlang cao nhất vùng, có quần thể hoa đỗ quyên rộng 50ha vừa được khám phá. Những dòng sông mây trắng muốt dưới thung lũng vào buổi sớm mai tạo nên cảnh sắc thần tiên chẳng thua gì vùng Tây Bắc. Ruộng bậc thang thôn Arầng chẳng những mang lại lúa gạo, không lo nạn đói giáp hạt mà còn là thắng cảnh văn hóa cấp tỉnh.

Độc đáo nhất là quần thể rừng pơ mu thuộc xã Axan và Tr’hy, thuộc khu vực núi Zi’liêng, độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, trải dài trên diện tích 250ha. Quần thể rừng quý hiếm này được người dân địa phương phát hiện trong quá trình mở đường từ năm 2011 và được chính quyền cùng Nhân dân bảo vệ nguyên vẹn. Quần thể rừng pơ mu ở Tây Giang có hơn 2.000 cây, trong đó có hơn 700 cây có độ tuổi trên 700 năm. Tồn tại cả nghìn năm, thiên nhiên đã tạo ra nhiều gốc pơ mu có hình thù kỳ lạ giống như con rồng, đầu voi, mình hổ... Rừng Zi’liêng-cây pơ mu được Nhân dân nâng niu, gìn giữ và được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng Cây di sản. Rừng pơ mu thành rừng cây di sản đã và đang mở ra hướng phát triển du lịch cho địa phương, đồng thời góp phần bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng nguyên sinh quý hiếm này.

Bên cạnh cây pơ mu, ở vùng cao còn có hai cây đa sộp (tiếng Cơ-tu gọi là bha’lâng Ri’rêy)-cũng là loại cây sống lâu năm, linh thiêng, gần gũi với cộng đồng làng. Tại đây thuộc vùng cao biên giới, nơi xưa kia người dân thôn Arầng sinh sống, phía trước đôi cây đa là làng. Từ đây đi bộ hai ngày về hướng đông có thôn Abỵ ở vùng trung. 2 thôn bản này sống phóng khoáng, hiếu khách, luôn giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Vào khoảng năm 1310, 2 thôn tổ chức Lễ Kết nghĩa và trồng đôi cây đa làm kỷ niệm tại cổng làng, cây phía Đông của thôn Abỵ, cây phía Tây của thôn Arầng. Đôi cây đa là niềm hãnh diện của ý chí, tình cảm bền chặt, giữ mãi trọn tình đoàn kết với các làng, các vùng tạo sức mạnh chung, anh em một nhà.

Về văn hóa truyền thống, điều gây chú ý nhất cho du khách đến với Tây Giang là việc bảo tồn, gìn giữ các ngôi làng truyền thống. Làng văn hóa truyền thống tại trung tâm huyện Tây Giang giống như một bảo tàng về văn hóa kiến trúc và điêu khắc của người Cơ-tu Tây Giang. Đây không chỉ là nơi dừng chân của du khách, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá văn hóa tộc người Cơ-tu Quảng Nam. Từ định hướng đúng đắn ấy, hàng loạt làng mới của người Cơ-tu ở Tây Giang được hình thành như thôn Pơr’ning, Ta’ri, Nal (xã Lăng), Aréc, Apát, Bhlố (A Vương), A Tép 2 (Bha Lêê), Anoonh, Acấp, Axoò (Anông)...

Điệu múa Tân tung za zá trong lễ Tạ ơn rừng. Điệu múa Tân tung za zá trong lễ Tạ ơn rừng.

Cùng với việc xây dựng, tái định cư để ổn định lâu dài cho cuộc sống của bà con thì phong trào xây dựng nhà làng truyền thống ở Tây Giang phát triển mạnh hơn. Đến nay, hầu như thôn bản nào cũng có nhà làng (gươl), trong số đó có khá nhiều ngôi nhà với kiến trúc và điêu khắc đẹp mắt.

Nếu gươl đang tọa lạc tại Làng truyền thống Cơ-tu tại trung tâm huyện Tây Giang tập trung nhiều tinh hoa về mỹ thuật, trang trí, điêu khắc của đồng bào thì nhà làng ở một số nơi như Pơr’ning (xã Lăng), K’noonh 2 (Axan), Voòng (Tr’Hy) cũng không thua kém về nghệ thuật điêu khắc. Bởi vì ở các làng này có những nghệ nhân nổi tiếng như Ker Tíc, Bhriu Pố, Clâu Bhlao... vốn rất giỏi về điêu khắc gỗ. Họ hầu như dồn hết tài năng nghệ thuật để làm đẹp cho ngôi nhà chung của làng. Hơn thế nữa, các nghệ nhân tạc tượng nơi đây còn tham gia các trại sáng tác điêu khắc gỗ dân gian và phục dựng nhà làng truyền thống Cơ-tu tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Làng truyền thống Cơ-tu Tây Giang có sự kết hợp hài hòa giữa cái cũ và cái mới, có sự xen lẫn giữa văn hóa vật thể và phi vật thể. Làng truyền thống với nhà làng và các công trình kiến trúc mang dấu ấn tộc người là thiết chế văn hóa hợp lý, “đúng chất” ở bản làng để đồng bào tiếp tục duy trì mạch nguồn văn hóa. Đây chính là lý do, ý nghĩa sâu xa để Liên hiệp Hội UNESCO quyết định bảo trợ cho Làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ-tu.

Giữa lõi rừng pơ mu, du khách thích thú khi thấy nơi đây tọa lạc những căn nhà truyền thống mang phong cách kiến trúc truyền thống của đồng bào Cơ-tu. Những ngôi nhà này được đầu tư xây dựng để làm nơi lưu trú cho những người làm công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và cho du khách đến thăm quan “Vương quốc pơ mu”. Đặc biệt, ở đây có một ngôi nhà gươl do bà con thôn Ka Noonh, xã Axan tặng. Ngôi nhà này có rất nhiều tác phẩm điêu khắc đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa Cơ-tu, hài hòa với quang cảnh thiên nhiên đại ngàn. Trước sân nhà làng còn có cây cột lễ cao lớn, cũng thuộc loại cây cột lễ đẹp nhất của vùng này, do các nghệ nhân khéo tay ở xã Lăng tạo tác. Vào những ngày đầu năm mới, đồng bào sinh sống ở các xã lân cận thường tập trung về đây để tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ hội mừng lúa mới, lễ khai năm tạ ơn rừng.

Đầu năm 2019, đồng bào vừa tổ chức Lễ Tạ ơn rừng. Lễ hội với nghi lễ linh thiêng cúng thần rừng thần núi, phát huy tập quán giữ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Lễ hội cũng là dịp tập hợp nhiều nghệ nhân tham gia hát lý-nói lý, trình diễn vũ điệu Tân tung za zá-những loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian.

Cùng với di sản văn hóa của đồng bào Cơ-tu, di sản thiên nhiên đã làm cho huyện Tây Giang có cơ duyên kết nối các giá trị độc đáo, quý báu của những sản phẩm do con người và tạo hóa. Tây Giang là nơi giàu di sản vì may mắn có được những ưu ái của thiên nhiên và vốn liếng được tích lũy từ ngàn đời làm nên di sản tộc người. Điều này làm cho huyện vùng cao Xứ Quảng thêm tiềm năng để phát triển văn hóa, du lịch bền vững.

TẤN VỊNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.